Tôi chịu ơn sách vở thật nhiều, nhờ sách vở mà đời sống tôi thành ra súc tích, khác hơn cuộc đời cơm áo............Những cơn bão của đời là để chứng nghiệm sức mạnh của chiếc neo của ta............Hãy cẩn thận lưỡi, vì đó là một chỗ ướt dễ trượt............Tình bạn là một thứ tình cảm êm dịu, đủ sức tô bồi cho đời người được sung sướng và có đạo đức............Kỹ nghệ giải trí ngày nay chú trọng vào ô nhiễm của các dòng sông nhiều hơn là ô nhiễm chính nó đưa vào tư duy của con người............Nếu bạn muốn cảm thấy giàu có, hãy đếm tất cả những gì bạn có mà tiền bạc không mua được............

Thứ Tư, 29 tháng 2, 2012

MONTAGNARD MUSIC

Mời bạn thưởng thức những bài hát về Tây Nguyên...Miền đất thân thương...Nỗi nhớ không nguôi...










Thứ Ba, 28 tháng 2, 2012

BÌNH VÔI – ÔNG ĐÃ ĐI ĐÂU?!


Tôn Thất Thọ
Kiến thức ngày nay, số ngày 10/3/2011

 


Chiếc bình vôi thường được làm bằng đất nung, có quai xách. Phía trên có hai cái lỗ, trông giống như hai cái miệng tròn xinh xắn. Một lỗ để đưa vôi vào hoặc lấy vôi ra bằng một thanh tre mỏng và dài, quết vào lá trầu. Một lỗ nữa để thoát hơi nước khi vôi sôi. Mỗi khi vôi trong bình đóng thành một lớp dày cứng hoặc bình bị nứt nẻ, không dùng được nữa, người ta thường mang nó đặt dưới gốc cây thị, gốc đa đầu làng cùng với vô số ông đầu rau (ông táo) to nhỏ được mọi nhà mang đến đặt, nhất là vào những ngày cuối năm. Gốc cây cổ thụ giống như một''nghĩađịa'' thu nhỏ, ''nơi an nghỉ'' của những vật dụng mang trong nó cái hồn đầy vẻ tâm linh.

ẢNH HƯỞNG ĐỊA CHÍNH TRỊ CỦA VATICĂNG



Theo Anhbasam

TTXVN (Pari 11/12). Theo tạp chí “Ngoại giao” số chuyên đề tháng 8-9/2011, trong suốt thế kỷ 20 và những năm đầu của thế kỷ 21, Vaticăng đã tỏ ra là một chủ thể có sức hút mạnh mẽ, là trung tâm hành động quốc tế, trung tâm ngoại giao. Hoạt động ngoại giao của Vaticăng là một nhân tố hành động quan trọng trong cộng đồng quốc tế, ngay cả khi bỏ sang một bên những khía cạnh tôn giáo. Ngành ngoại giao Vaticăng là một trong những ngành lâu đời nhất thể giới và đáng nể nhất do “trình độ đào tạo chuyên nghiệp”. Nó khác với ngoại giao thuần túy của các quốc gia khác, vì vừa có tính chất thế quyền lẫn thần quyền.

 Vaticăng hiện có quan hệ ngoại giao đầy đủ với 179 quốc gia. Việt Nam, do tính chất là nước có cộng đồng Công giáo 1ớn thứ hai ở châu Á, cũng đang là mục tiêu trong hoạt động thúc đẩy quan hệ ngoại giao của Tòa Thánh, như lời Giáo hoàng Benedict XVI từng nói nhân dịp Năm Thánh vừa qua: “Việt Nam là một đât nước gần gũi với trái tim tôi, nơi Giáo hội đang mừng kính sự hiện diện hàng mấy thế kỷ qua bằng một Năm Thánh”. Vậy thực tiễn hoạt động ngoại giao của Vaticăng như thế nào và xu hướng hoạt động thời gian tới ra sao, đang cần có lời giải.

Chiến lược ngoại giao của Vaticăng trong các mối quan hệ quốc tế

 Kế thừa di sản lịch sử, đặc biệt kể từ thời Giáo hoàng Jean-Paul II, chiến lược của Vaticăng trong các mối quan hệ quốc tế xoay quanh hai chủ đề chính: tham gia, can dự vào các mối quan hệ quốc tế, song đồng thời cùng nhằm mở rộng ảnh hướng thông qua hệ thống giáo sĩ, linh mục của họ trên toàn thế giới. Đề án mang tính toàn cầu của Vaticăng được biết đến từ năm 1922 dưới tên gọi “Hòa bình Công giáo”.

 “Hòa bình Công giáo” là một thuật ngữ, song cũng được hiểu là một phong trào của Giáo hội Công giáo ở Rôma (Italia) nhằm tiến tới một thế giới hòa bình. Phong trào này tạo nên cái gọi là “chủ nghĩa quốc tế Công giáo”: Nó liên quan đến những người là tín đồ Công giáo cụ thể, song cũng liên quan đến các giáo đoàn có tổ chức ở cấp độ quốc gia và quốc tế, đến các tổ chức phi chính phủ (NGO) cũng như các tổ chức quốc tế Công giáo. Tông thế của các mối quan hệ này đề cập đến mối quan hệ giữa Giáo hội Công giáo (GHCG) và các nhà nước; mối quan hệ giữa Tòa Thánh, các NGO Công giáo và các tô chức quốc tế (Hội Quốc liên sau đó là Liên hợp quốc).

 Giáo hội Công giáo, Nhà nước và lương tâm con người, là ba thành tố cơ bản tạo thành chủ nghĩa quốc tế Công giáo, gắn với một yếu tố khác là lãnh thổ.

 Theo quan điểm của Tòa Thánh, lãnh thổ mang tính chất toàn cầu. Tòa Thánh thực thi quyền lực và ảnh hưởng thông qua hệ thống cơ cấu tố chức của họ. Trên thực tế, có thể nhận thấv rõ lợi ích của Tòa Thánh khác biệt với các chủ thể chính trị như các nhà nước. Hiện nay, có thể ghi nhận điều này trong mối quan hệ giữa Chính phủ Trung Quốc và Tòa Thánh.

 Là một nhà nước hầu như không có lãnh thổ, không được xây dựng dựa trên một cơ cấu nhà nước kiểu truyền thống, chuyên gia nghiên cứu quan hệ quốc tế người Mỹ Joseph Nye đã xem Vaticăng là một dạng lý tưởng trong việc gây ảnh hưởng bằng “quyền lực mềm”.

 Trên phương diện ngoại giao, Giáo hoàng ở Rôma là người bảo đảm cho sự tự do của các Giáo hội, Nhà thờ và trong suốt thế kỷ 20, các Giáo hoàng đã không ngừng tìm cách thúc đẩy chính sách ngoại giao đa phương, toàn diện. Được khởi xướng từ Giáo hoàng Paul VI, đến thời Giáo hoàng Jean Paul II, chính sách ngoại giao đa phương đã đạt đến đỉnh cao. về phương diện chính trị, Giáo hoàng Jean Paul II đã từng bước tạo dựng quyền uy tôn giáo tầm quốc tế Mỗi chuyến đi của ông gây được sự chú ý rất lớn của giới truyền thông và thông qua các bài diễn văn, phát biểu đã tạo được dấu ân địa chính trị thực sự trong ảnh hưởng của Vaticăng với các vân đề của thể giới. Có thể rút ra một số nét chính trong chính sách ngoại giao của Vaticăng dưới thời Giáo hoàng Jean Paul II:

 - Thứ nhất là việc triển khai các hoạt động mang tính toàn cầu, trong đó có sứ mệnh truyền đạo và tăng cường ảnh hưởng của Giáo hội Thiên chúa giáo, về vấn đề này, vai trò quyết định được cho là ảnh hưởng của chính Giáo hoàng Jean Paul II. Nhà xã hội học người Anh Grace Davie đã tóm tắt một nghịch lý trong sự nghiệp của Giáo hoàng Jean Paul II rằng chính nhân cách, phẩm chất trong con người của Giáo hoàng mới là yếu tố quyết định, chứ không phải là những bài diễn văn, phát biếu – “Ca sĩ, chứ không phải bài hát” – là yếu tố quyết định.

 - Thứ hai là việc mở rộng chưa từng thấy mạng lưới ngoại giao của Tòa Thánh lên tầm quốc tế. Năm 1978, Tòa Thánh chỉ có quan hệ ngoại giao đầy đủ với 84 nước, thì đến năm 2005 (năm Giáo hoàng Jean Paul II mất), con số này tăng lên 174.

 Theo đánh giá của Tạp chí “Ngoại giao”, Giáo hoàng Jean Paul II đã thể hiện được một số dấu ấn cá nhân, với sự nhạy cảm trong bối cảnh lịch sử nhiều biến động và có tính đặc biệt: không chấp nhận cuộc xung đột giữa các nền văn minh, với việc phản đối cuộc chiến chống Irắc Từ rất sớm, Jean Paul II đã nhận ra những nguy cơ về các cuộc xung đột tôn giáo, từ đó đã tổ chức cuộc gặp liên tôn giáo vào năm 1986. Đặc biệt, Jean Paul II được phương Tây xem là biểu tượng chống Cộng quyết liệt, và đóng vai trò quan trọng trong việc Liên Xô và các khối Đông Ầu tan rã..

 Vai trò của Giáo hoàng Benedict XVI thời hậu Jean Paul II

 Rõ ràng Benedict XVI đang tạo ra một hình ảnh khác với nhừng người tiền nhiệm., Theo nhận định của tạp chí “Ngoại giao”, là giáo hoàng đầu tiên không phải xử lý các thách thức Cộng sản, sớm nhận thức được hạn chế của những người tiền nhiệm, Giáo hoàng Benedict XVI đã tìm cách định vị vai trò của ông.

 Từ khi được bầu làm Giáo hoàng, Benedict XVI đã thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Vaticăng với 4 nước mới (Môntênêgrô – năm 2006, Các Tiểu vương quốc Arập Thống nhất – năm 2007, Bốtxoana – năm 2008, Liên bang Nga – ngày 9/12/2010). Tòa Thánh tiếp tục đóng vai trò quan sát viên hoặc là thành viên của nhiều Tổ chức quốc tế dựa vào 101 vị Khâm sứ trên khắp thế giới (trong đó một nửa số Khâm sử có gốc Italia) với sự trợ giúp của các NGO Thiên chúa giáo. Từ khi lên nắm quyền tháng 4/2005, Benedict XVI đã thực hiện 15 chuyến công du nước ngoài tới 16 nước: Đức (2 lần), Ănggôla, Ôxtrâylia, Áo, Braxin, Camơrun, Tây Ban Nha (2 lần), Mỹ, Pháp, Anh, Ixraen, Gioócđani, Ba Lan, Cộng hòa Séc, Lãnh thổ Palextin, Thổ Nhĩ Kỳ, Croatia.

 Tạp chí “Ngoại giao” cho rằng hoạt động ngoại giao của Vaticăng dưới thời Benedict XVI thể hiện xu hướng ngoại giao hướng tới các nhà nước trong mối quan hệ với các tôn giáo khác. Trong bối cảnh hiện nay, Vaticăng buộc phải tính tới thực tiễn phát triển của đạo Hồi, sự gia tăng ảnh hưởng của đạo Tin Lành và ảnh hưởng văn hóa của đạo Phật. Trên cơ sở mối quan hệ với thế giới Hồi giáo, với vấn đề nêu ra về đối thoại liên tôn giáo, Vaticăng đặt ưu tiên trong quan hệ với Thổ Nhĩ Kỳ, bởi nước này có vị trí địa lý đặc biệt, với sự có mặt của cả cộng đồng Công giáo và Hồi giáo và một chế độ chính trị ít nhiều có tính đặc thù. Giữa các mối quan hệ tôn giáo, văn hóa và chính trị, mối quan hệ giữa Vaticăng và Thố Nhĩ Kỳ có nhiều trở ngại: Tòa Thánh phản đối việc Thổ Nhĩ Kỳ gia nhập Liên minh châu Âu, song đồng thời lại tán dương Thổ Nhĩ Kỳ là một “nhà nước dân chủ thế tục trên đường biên giới của lục địa Á-Âu”. Vaticăng vừa ủng hộ quyền tự do tín ngưỡng ở Thổ Nhĩ Kỳ, nhưng đồng thời trông đợi “sự công nhận quyền tự do pháp lý dân sự”.

 Trong quan hệ với các nhà nước, hiện nay, ba nước Italia, Tây Ban Nha và Ba Lan được Vaticăng xem là những nước Công giáo mang tính biểu tượng, mà Tòa Thánh đặt quyết tâm và mục tiêu duy trì bằng được ảnh hưởng chính trị, và văn hóa tại đó.

 Trong mối quan hệ giữa Vaticăng với Trung Quốc, theo đánh giá của ông Richard Madsen, Giáo sư danh dự và là chủ tịch Khoa Xã hội học thuộc Đại học California (Mỹ), Chính phủ Trung Quốc tỏ ra nghi ngờ về ảnh hưởng của Vaticăng. Trong thập niên 1980, Vaticăng đã khuyến khích sự phát triển của Giáo hội Công giáo “hoạt động ngầm” (Giáo hội bất hợp pháp, không được Chính phủ Trung Quốc công nhận, chiếm khoảng 2/3 trên tổng số gần 6 triệu tín đồ Công giáo ở Trung Quốc). Tuy nhiên, đầu những năm 2000, Tòa Thánh đã công nhận tính hợp pháp của hơn 90% giám mục thuộc Giáo hội công giáo yêu nước (được Chính phủ Trung Quốc công nhận, song hoạt động độc lập với Tòa Thánh). Năm 2007, Giáo hoàng Benedict XVI đã gửi một bức thư kêu gọi các giám mục thuộc Giáo hội Công giáo “hoạt động ngầm” hòa giải với Giáo hội Công giáo được nhà nước công nhận. Gân đây, cảnh sát Trung Quốc đã bắt một giám mục thuộc Giáo hội “hoạt động ngầm” khi đang chuân bị hòa giải với giám mục cùng giáo phận thuộc Giáo hội do nhà nước công nhận. Lý do được chính quvền nêu ra là việc hòa giải chỉ có thể diễn ra theo sáng kiến hoặc quyết định của Chính phủ Trung Quốc, chứ không phải theo sáng kiến của Vaticăng. Ông Richard Madsen cho rằng Chính phủ Trung Quốc đang lo ngại việc hợp nhất thành một Giáo hội Công giáo thống nhất, có thể sẽ khiến Giáo hội này nằm dưới sự kiểm soát và chịu ảnh hưởng của Tòa Thánh, hơn là chịu sự kiếm soát của Chính phủ Trung Quốc.

 Thực trạng tôn giáo trên thế giới và xu hướng

 Theo đánh giá của tạp chí “Ngoại giao”, tôn giáo ngày càng chiêm một vị trí quan trọng trong đời sống văn hóa của con người. Dù rất khó xác định chính xác số tín đồ theo các tôn giáo hiện nay trên thế giới, song trung bình sổ tín đồ tôn giáo chiếm khoảng 85,7% dân số thế giới, theo các nhóm tôn giáo chính: Cơ đốc giáo (2,2 tỉ tín đồ, gộp cả tín đồ của Công giáo, Tin Lành, Chính thống giáo), Hồi giáo (1,4 tỉ tín đồ), đạo Hinđu (900 triệu tín đồ), Phật giáo (400 triệu tín đồ). Đánh giá của tạp chí trên cho rằng từ nay đến năm 2020, các tôn giáo sẽ phải đối mặt với nhiều sự thay đổi: giảm số lượng tín đồ Công giáo, không ngừng tăng số người theo chủ nghĩa vô thần, tăng số tín đồ theo đạo Tin Lành (thông qua việc tăng số lượng các nhà thờ Tin Lành) và sự phát triển mới của đạo Hồi ở Trung Á và Bắc Phi Là nguồn gốc gây căng thẳng giữa các cộng đồng, các tôn giáo vần sẽ là căn nguyên làm nảy sinh nhiều cuộc xung đột.

 Theo các số liệu thống kê mới nhất của Viện Gallup và báo Le Monde năm 2011, số lượng tín đồ Công giáo trên thế giới đã tăng 1,3% trong thời gian 2008-2009, song có sự khác biệt giữa các châu lục. Số giám mục, linh mục giảm ở châu Âu và tăng ở các châu lục khác trên thế giới Đồng thời, số tín đồ Công giáo cũng giảm ở châu Âu, tăng 33% ở châu Phi; 15,6% ớ châu Á, 10,9% ở châu Mỹ và châu Đại Dương trong giai đoạn 1999-2008. Năm 2008, số giáo phận Công giáo trên toàn thế giới là 2945 (châu Mỹ: 1076, châu Âu: 748, châu Á: 603 và châu Phi: 518). Tính đến nay, số lượng tín đồ Công giáo trên toàn thế giới khoảng 1,181 tỉ người.

Dữ liệu mới nhất về Ngoại giao Vaticăng

 Đến nay, Tòa Thánh có quan hệ ngoại giao đầy đủ với 179 nước (so với 84 nước vào năm 1978). Vaticăng hiện không có quan hệ ngoại giao với 17 nước. Nếu một số trong số 17 nước nảy chưa bao giờ có quan hệ ngoại giao với Tòa Thánh, thì một số khác trong quá khứ, đã thiết lập quan hệ ngoại giao với Vaticăng.

 Đó là trường hợp Trung Quốc từng thiết lập quan hệ với Tòa Thánh từ năm 1942, song đã chấm dứt quan hệ vào năm 1951. Hai điều kiện Trung Quốc đặt ra với Vaticăng nhằm tái lập quan hệ ngoại giao:

 + Một là, không can thiệp vào công việc tôn giáo của Trung Quốc;

 + Hai là, ngừng các mối quan hệ với Chính quyền Đài Loan.

 Điểm bất đồng chính giữa Chính phủ Trung Quốc với Vạticăng liên quan đến việc Chính quyền Bắc Kinh bổ nhiệm các chức sắc Công giáo ở Đại lục, trong khi theo Luật của Tòa Thánh, các chức sắc này phải được Giáo hoàng bổ nhiệm.

 Hiện giữa Vaticăng và một số nước chưa có quan hệ ngoại giao, cũng đã có một số chuyến thăm và trao đổi chính thức:
- Arập Xêút: chuyến thăm Vaticăng năm 2007 của Quốc vương Abdallah, đánh dấu việc chấm dứt 400 năm quan hệ căng thẳng giữa hai nước.
- Việt Nam: Chuyến thăm Vaticăng tháng 1/2007 của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, sau đó của Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết năm 2009, theo đánh giá của tạp chí “Ngoại giao”, đã “mở ra một giai đoạn mới quan trọng tiến tới thiết lập quan hệ ngoại giao”. Tháng 1/2011, lần đầu tiên, Vaticăng đã bổ nhiệm một đại diện không thường trú của Tòa Thánh ở Việt Nam, là Tổng giám mục Leopoldo Girelli. 
- Malaixia: Thủ tướng nước này đã gặp Giáo hoàng Benedict XVI ngày 18/7/2011 và hai bên đã quyết định thiết lập quan hệ ngoại giao đầy đủ vào ngày 27/7/2011.

 Hiện trên thế giới có 101 vị Khâm sứ, đại diện cho Tòa Thánh. Một số Khâm sứ phải kiêm nhiệm nhiều nước có hoặc chưa thiết lập quan hệ ngoại giao với Tòa Thánh. Có thể liệt kê một số trường hợp:

 - Tổng giám mục Leopoldo Girelli làm Khâm sứ ở Xinhgapo, kiêm nhiệm Brunây, Việt Nam (chưa có quan hệ ngoại giao với Vaticăng), Malaixia.

 - Khâm sứ ở Thụy Điển, kiêm nhiệm cả Đan Mạch (đã có quan hệ ngoại giao với Vaticăng).

 Hiện tại Rôma, có 80 đại sứ các nước được bổ nhiệm bên cạnh Vaticăng. Tòa Thánh không chấp nhận việc bổ nhiệm đại sứ các nước ở Italia, kiêm nhiệm làm đại sứ bên cạnh Vaticăng.

Xu hướng của Công giáo từ nay đến năm 2030

 Theo phương pháp tiếp cận và phân tích của Hệ thống tình báo Globe Expert, giống như các tôn giáo khác đều phải dựa vào các vùng lãnh thổ truyền thống (Do Thái gắn với Ixraen, Hồi giáo gắn với các nước trong thế giới Arập, Tin Lành trong thế giới Ăngglô Xắcxông, Chính thống giáo gắn với Nga), Công giáo cũng phải dựa vào các lãnh thổ truyền thống như Tây Ban Nha, Italia, Ba Lan, thậm chí cả Pháp và Bồ Đào Nha.

 Hệ thống Globe Expert cũng chỉ ra rằng sự sụp đổ của Liên Xô găn với sự đổ vỡ của chủ nghĩa cộng sản cũng đã giúp Giáo hội Công giáo loại bỏ một đối thủ chính. Chính vì vậy, việc nhận dạng đối tượng tiếp theo của Vaticăng được Giáo hoàng Benedict XVI xác định, đó là các chế độ dân chủ tự do, với đặc trưng là đa nguyên về tư tưởng, hành động theo nguyên tắc đa số. Theo quan điểm của Vaticăng, điều đó sẽ đe dọa thế giới, được xem là “liều thuốc độc về tinh thần”. Vì vậy, Vaticăng cho rằng chủ nghĩa tự do về kinh tế và chính trị đang và sẽ là mục tiêu chính trong cuộc đấu tranh của Giáo hội Công giáo.

 Một điểm nữa là trung tâm trong các hành động quốc tế của Vaticăng liên quan đến các vấn đề môi trường và những hậu quả nhân đạo do chúng gây ra. Về vấn đề này, theo các phân tích từ hệ thống Globe Expert, các hồ sơ liên quan đến vấn đề lương thực và nguồn nước là ưu tiên của Giáo hoàng Benedict’XVI.

 Các nước Hồi giáo, trong đó có thể kể đến Arập Xêút, Thổ Nhĩ Kỳ và Iran, sẽ là các chủ thể chính trong hoạt động ngoại giao của Vaticăng, được xem là một trục ưu tiên. Mối quan hệ với các nước Hồi giáo vừa nhằm khẳng định ưu thế vượt trội của Công giáo, vừa nằm trong tổng thể mối quan hệ với các tôn giáo khác./.



Chủ Nhật, 26 tháng 2, 2012

Clip: DUYÊN VÔ CÙNG CÔ BÉ "XƯƠNG THUỶ TINH" GOT TALENT


(VTC News) - Cô bé mắc căn bệnh xương thủy tinh Nguyễn Thị Phương Anh xuất hiện trên sân khấu Vietnam's Got Talent ở tập cuối cùng của vòng loại diễn ra tối qua (26/02) đã viết nên một câu chuyện cổ tích khi ngồi trên chiếc xe lăn và cất lên những giai điệu đánh thức tâm hồn và trái tim của tất cả mọi người.
Thí sinh 17 tuổi đến từ Hà Nội Nguyễn Thị Phương Anh đã khiến cả khán phòng và BGK xúc động khi vượt lên số phận và mang giọng hát tuyệt vời của mình lên sân khấu Tìm kiếm tài năng:
Nguyễn Thị Phương Anh 
 Phương Anh với ca khúc Let's dance
Let's dance không chỉ là tiết mục xuất sắc nhất ở tập 9 Vietnam's Got Talent mà còn được đánh giá là tiết mục sáng giá cho ngôi vị quán quân Tìm kiếm tài năng mùa đầu tiên. Nhưng bên cạnh một Phương Anh tỏa sáng thì tập 9 cũng chứng kiến không ít những tiết mục hài hước và khá 'nhạt':
Tiết mục này có là tài năng? 
Tiết mục gây cười ở tập 9 
Tài năng mở nắp chai? 
An Yên

THI CA VẪN TỒN TẠI SỐNG ĐỘNG



[Liên hoan thơ châu Á lần thứ nhất tại Việt Nam (ngày 3 đến 6-2-2012)]

(TUỔI TRẺ CUỐI TUẦN)

TTCT - Hơn 100 bài thơ của hơn 20 nhà thơ đã tới tay ban tổ chức Liên hoan thơ châu Á trước ngày khai mạc.

Nữ nhà thơ Sabina Messeg đến từ Israel đọc thơ tại Hạ Long trong Liên hoan thơ châu Á lần thứ nhất tại VN - Ảnh: Nguyễn Xuân Thủy

Từ Nga và New Zealand, từ Ấn Độ và Mỹ, từ Nhật Bản và Israel, từ Trung Quốc, Indonesia, Philippines, Thái Lan, Lào, Campuchia... những sáng tác này mang đến, trong rất nhiều giọng điệu lạ lùng và đặc sắc, cả một thế giới từ những tình tiết nhỏ nhặt đến những xúc cảm vô tận bao trùm, thấu suốt đến tận trái tim của thực tại bằng những quan sát và rung động tinh tế, chứng tỏ một điều dù không mới - rằng thi ca vẫn tồn tại sống động như có thể và người ta vẫn cần đến nó, không quay lưng với nó, nhất là trong những cảnh hỗn độn và thiếu vắng hi vọng.
Trong khuôn khổ hết sức khiêm nhường này, chúng tôi xin giới thiệu một vài tiếng nói từ cộng đồng thơ ca mang tính toàn cầu và đương đại ấy.
NGUYỄN CHÍ HOAN
Ali Abdollahi (Iran)
Giá của cuộc sống
Liệu họ có thể mua cuộc sống của anh ta
Mà không phải trả giá
Vì vậy họ quyết định
Bán anh ta cho thần chết
Mà không lấy đồng nào
NGÂN PHƯƠNG chuyển ngữ
Sue Wooton (New Zealand)
Trên mái nhà
Nếu anh giữ được thăng bằng
trồng cây chuối
trên sườn dốc tôn mỏng
một mái tôn đỏ
tay trái chống nâng mình
tách trà trong tay phải
hai bàn chân tung hứng
cây bắp cải, con bướm, và một hạt cát
và phù phép ảo thuật từ túi quần túi áo
chui ra bóng tối, bướm đêm
rồi tiếp theo là mặt trời
nếu anh làm được tuốt những chuyện này
mà lại làm tôi tin
rằng anh leo lên đó chẳng cần thang
thì đồng xu của tôi này
chạy vào mũ của anh,
bậc thầy ạ.
NGUYỄN CHÍ HOAN chuyển ngữ
SABINA MESSEG (Israel)
Cây bút
Cây bút
rơi
xuống đất
Tôi để nó nằm đó
Để nó thấy kiến, thấy rắn
Ong, bọ cạp và gai...
Để nó phát hiện những vết nứt trên những miếng đất nhỏ nhiều mùn
Như giữa những châu lục trong đại dương rộng lớn
Để nó thấy được mọi thứ xung quanh
Bụi bẩn nó sẽ ăn
Để nó biết những gì nó viết
NGUỄN PHAN QUẾ MAI chuyển ngữ
Nikolai Pereiaxlov (nga)
Nhờ tuyết trắng
Nhờ tuyết trắng mà cõi lòng trong trẻo,
Mà tâm hồn sáng tựa giữa bạch dương,
Bao ý nghĩ tối đen tuyết cuốn bay đi hết,
Cuộc sống trở nên trinh bạch, giản dị hơn.
Cuộc sống sáng bừng như một ngày tháng giêng,
Ngập ánh tuyết ngời lên chừng lóa mắt
Băng tuyết ngoài sàn, vườn cây phủ bạc
Hội tưng bừng chảy suốt với rượu vang...
Không muốn ra trời lạnh - cũng chẳng phải ép mình,
Thì cứ ru rú trong căn nhà ấm áp.
Nhưng cái màu trắng đây, như nỗi đau trắng bóc
Sẽ đi tìm được anh trong cái thế giới mịt mùng!
Bởi vì anh đâu phải chú gấu rừng chậm chạp
Lật sang trang giấc ngủ đến tận tiết xuân.
Trong cái hang tờ mờ dưới gốc tùng tỏa rễ
Đến tận tháng năm mới đứng dậy duỗi đôi chân.
Mùa đông đối với anh là gia huy dòng tộc,
Là khí mê tôn của anh, bầu khí quyển của anh.
Vậy thì vì sao anh lại không chào đón tuyết
Với niềm hân hoan hớn hở chú nhi đồng!
Anh hãy nhìn xem, vào tiết đông đẹp sao mặt đất?
Xe trượt con đường chạy tới muôn nơi...
Nhờ tuyết trắng - tâm hồn ta ngời sáng
Hãy cố giữ cho mình cái ánh sáng chói lọi này.
THÚY TOÀN chuyển ngữ
Nhà thơ TS Goro Takano (phải) đến từ Nhật Bản trình bày bài thơ Một con lừa và chiếc máy chụp ảnh tại sân thơ “Thơ trăm miền” diễn ra ở Văn Miếu - Quốc Tử Giám sáng 5-2 cùng với nhà thơ Hữu Việt của Việt Nam - Ảnh: Ngyuễn Xuân Thủy
Yuka Tsukagoshi (Nhật Bản)
Cọc gỗ muốn gặp tro tàn
Đi dạo dọc con phố chiều
Tôi có cảm giác đó và muốn gặp ai đó
Gỗ xẻ chất ở góc nhỏ đen đúa
Nhìn lên
Tôi đứng đối diện với đống gỗ
Uống một lon coca-cola
Làm ơn hãy đốt tôi
Gỗ, nhìn lên, dường như muốn nói
“Tôi muốn nhìn vào bên trong”
“Tôi cô đơn”
Tôi muốn gặp tàn tro trong thoáng chốc
Tôi băn khoăn không biết mình có muốn gặp ai đó
Như gỗ muốn gặp tàn tro
Tôi băn khoăn không biết mình có muốn gặp ai đó
Cũng như gỗ khao khát
“Ai đó là ai?”
Tôi gõ vào chiếc bật lửa
Nhiệt độ giảm xuống
Những ngón tay tôi rung lên
Rồi đến đầu tôi
Gỗ nhỏ nước miếng
Cảm nhận câu trả lời trong đầu tôi
Xé nát trên nền đất
“Tôi sợ bóng đêm”
“Không khí”
Một ngọn lửa nhỏ
Ý thức rõ ràng điều gì đó sắp diễn ra
Những khung cửa sổ đóng chặt
Tiếng của một người dọn chân không
Khi tôi uống xong lon nước 
Tôi đặt chiếc bật lửa lên đống gỗ rồi bỏ đi
Anh không đủ dũng cảm
Đống gỗ hẳn đang nhìn tôi
Bằng đôi mắt, nhưng không có mắt và không nhìn lên
Bằng đôi môi, nhưng không có môi
Cho đến khi không khí biến thành những giọt nước 
Rơi xuống đất
Như đống gỗ
Hết khoảnh khắc này đến khoảnh khắc khác
Đợi chờ
NGÂN PHƯƠNG chuyển ngữ
David McKirdy (Hong Kong)
Vú nuôi
Người trông trẻ, Cô, Chị, Người hầu
Một người phụ nữ bình dị trong trang phục đen và trắng
không trẻ tuổi, không là mối dọa dẫm
một cái miệng với những chiếc răng lấp lánh vàng
một sự đảm bảo mạ vàng 
khỏi nạn đói, chiến tranh, dịch hạch
Nghèo khổ, không biết chữ, lý tưởng cho công việc lau chùi
mà lại được tin tưởng giao phó đứa con của người lạ mặt
Một sự cần thiết, một sự thuận lợi 
cho những kẻ quá bận rộn, quá đau ốm, quá khôn ngoan từng trải
tin vào tình yêu vĩnh hằng người mẹ
của bất cứ người phụ nữ nào dành cho một đứa trẻ
bỏ mặc gia đình của người ấy thiếu thốn
thèm khát tình yêu mẫu tử mà họ cần
Những chuyện hoang đường về những con ma đói
những kiếm sĩ một tay
những bữa tiệc và kịch hát Trung Hoa
chúng tôi hấp thu, tiếp nhận, kế tục
một nền văn hóa nước ngoài
và một tiếng mẹ đẻ khác
Những sự gắn bó này chẳng bao giờ có thể phá vỡ
Tình yêu đó đặc hơn máu
Ahma ơi, Vú nuôi, Mẹ tôi
sau năm mươi năm
chiếc bóng sự hiện hữu của Người ngự trị
Như sáp từ cây nến tôi đốt cho Người
chảy xuống
Như nước mắt
TẤN PHONG chuyển ngữ

Mời nghe bài hát: MƯA CHIỀU KON TUM - Tác giả: Thanh Tùng

Mời bạn thưởng thức ca khúc MƯA CHIỀU KON TUM, Tác giả: THANH TÙNG

Càng đi xa càng nhớ Kon Tum


100 NĂM KON TUM


Còn hơn 300 ngày nữa là đến ngày kỷ niệm 100 năm thành lập tỉnh Kon Tum (9/2/1913 - 9/2/2013). Thời gian tưởng như còn dài, thế nhưng, Tết Nhâm Thìn-2012 này chính là những ngày Xuân khởi đầu của năm kỷ niệm Kon Tum-100 tuổi, bởi ngày 9/2 trọng đại ấy là ngày của năm Âm lịch Nhâm Thìn (ngày 9 tháng 2 năm 2013 là ngày 29 tháng 12 Âm lịch-ngày Bính Ngọ, tháng Quí Sửu, năm Nhâm Thìn). Bởi vậy, năm Nhâm Thìn-2012 này mới là năm có tính bước ngoặt, hết sức quan trọng cho mọi việc, mọi điều… phải làm để kỷ niệm Kon Tum tròn 100 năm tuổi.

Bến sông Đăk Bla năm 1932 - Ảnh tư liệu.
Đã có một thời gian khá dài khi còn chung tỉnh Gia Lai - Kon Tum, nói đến Kon Tum - nhiều người không biết ! Chỉ nghe nói hình như đấy là một vùng đất còn hết sức lạc hậu, xa xôi cách trở, là chốn rừng thiêng nước độc…nằm ở tận cùng Bắc Tây Nguyên !!!  Tuy nhiên, nói đến Kon Tum, không nên chỉ là nói đến độ tuổi 100 của một tỉnh, mà chiều sâu lịch sử của vùng đất này còn nhiều điều cần phải nói đến. Theo nhiều tư liệu lịch sử chính thống đã xuất bản và sách “Kon Tum-Đất nước, con người” thì từ năm 1892 người Pháp đã thành lập Tòa Đại lý hành chính Kon Tum, đến ngày 9/2/1913 chính thức thành lập tỉnh Kon Tum bao gồm đại lý hành chính Kon Tum, đại lý hành chính Cheo Reo và đại lý hành chính Buôn Ma Thuột. Đến ngày 2/7/1923, đại lý hành chính Buôn Ma Thuột tách ra khỏi tỉnh Kon Tum để thành lập tỉnh Đăk Lăk, ngày 25/5/1932 tách đại lý PleiKu ra khỏi tỉnh Kon Tum thành lập tỉnh PleiKu (nay thuộc tỉnh Gia Lai). Theo cuốn hồi ký Les sauvages Banhas của Pierre Dourisboure xuất bản tại Paris năm 1929 thì ngay từ năm 1842, người Pháp đã đến Làng Hồ (TP Kon Tum ngày nay) bên bờ sông ĐăkBLa để truyền giáo. Bởi vậy, Kon Tum có một vị trí khá đặc biệt về nhiều mặt, đồng thời cũng là nơi giao thoa của nhiều nền văn hóa lớn khác nhau. Mặc dù nằm ở cực bắc Tây Nguyên, nhưng Kon Tum hội tụ đầy đủ các yếu tố đặc trưng của vùng miền, và có những nét độc đáo riêng mà chúng tôi muốn đề cập đến trong bài viết này.
Đường Hồ Chí Minh qua huyện Đăk Glei - Ảnh: N.Đang.
Từ sự độc đáo về vị trí địa lý, địa mạo, địa hình tự nhiên…
Có thể nói không ngoa, Kon Tum là một tỉnh độc đáo về vị trí địa lý, là 1 trong 2 tỉnh duy nhất trong cả nước (Kon Tum và Lai Châu) có đường biên giới chung với 2 quốc gia láng giềng. Kon Tum có tổng số 280,7 km đường biên giới, với nước bạn Lào dài 142,4 km, với Vương quốc Cam Pu Chia là 138,3 km, tạo thành mộtngã ba Đông Dương nổi tiếng - một con gà gáy ba nước cùng nghe - nay trở thành một Tam giác phát triển về mọi mặt của 3 quốc gia. Kon Tum có hệ thống giao thông như một dấu + viết hoa, với tuyến đường Bắc - Nam là Quốc lộ 14, nay là đường Hồ Chí Minh trải dài qua tới 5 huyện, thành phố của tỉnh nối Tây nguyên, các tỉnh phía Nam với bắc Trung bộ và miền Bắc; là giao điểm tuyến hành lang Đông - Tây với các tuyến đường nối từ Quảng Ngãi, Đà Nẵng, Quảng Nam, Bình Định lên qua Cửa khẩu quốc tế Bờ Y - Phu Cưa để sang Lào, Thái Lan… Bên cạnh đó, Kon Tum có vị trí khá gần và thuận tiện với nhiều đô thị duyên hải miền Trung, kết nối Kon Tum với Đà Nẵng, Hội An, Tam Kỳ, Quảng Ngãi, Qui Nhơn…chỉ với thời gian một buổi đi đường.
 
Hoàng hôn trên sông Đăk Bla - Ảnh: N.Đang.
 
Về cảnh quan địa mạo, Kon Tum có nhiều nét độc đáo của mình như đỉnh núi Ngọc Linh hùng vĩ cao 2598 m, cao nhất Tây Nguyên với một thảm thực vật tự nhiên phong phú, đa dạng, được cho là có nhiều loại dược liệu vào loại quí, hiếm. Có một tiểu vùng sinh thái khá đặc biệt, là “Đà Lạt thứ hai trên Tây Nguyên”, đó là Măng Đen – đã được xếp hạng Di tích lịch sử Danh lam thắng cảnh cấp quốc gia. Măng Đen đã được Chính phủ đưa vào quy hoạch xây dựng khu du lịch Quốc gia để trở thành Khu du lịch sinh thái Măng Đen theo hướng hiện đại, khác biệt với những khu du lịch khác với phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng và du lịch văn hóa cộng đồng theo hướng bền vững, trở thành một trong ba vùng kinh tế động lực của tỉnh. Một nét riêng nữa của Kon Tum đó là con sông ĐăkBLa, như một dải lụa ôm lấy thành phố Kon Tum - dòng sông duy nhất ở Tây Nguyên không như bạn bè của nó là xuôi chảy về phía Đông để ra biển cả, mà lại chảy ngược về hướng Tây, vì nét riêng độc đáo ấy nên dòng ĐăkBLa duyên dáng đã trở thành đề tài của khá nhiều tác phẩm thơ, nhạc, họa của nhiều văn nghệ sĩ khi đến phố núi Kon Tum.
 
… Đến sự độc đáo về bản sắc văn hóa dân gian truyền thống:
 
Khác với các tỉnh bạn trong khu vực như Gia Lai, Đăk Lăk, Đăk Nông, Lâm Đồng có từ 2 đến 4 dân tộc bản địa sinh sống, Kon Tum có tới 7 dân tộc bản địa quần cư lâu đời trên địa bàn, gồm các tộc người Xơ Đăng, Ba Na, Giẻ - Triêng, Gia Rai, Hơ Rê, BRâu và Rơ Măm (đây là hai trong số năm tộc người có dân số ít nhất trong cả nước). Cũng như các tỉnh khác của Tây Nguyên, sự sáng tạo nên các giá trị truyền thống và đặc thù văn hóa cộng đồng ở Kon Tum cũng đều bắt nguồn từ văn hóa rừng, rừng là tất cả, là toàn bộ cuộc sống, là không gian và thời gian sinh tồn của đồng bào các dân tộc bản địa.
 
Vòng xoang ngày hội - Ảnh: Minh Đức.
 
Khi nói về bản sắc văn hóa truyền thống các dân tộc Tây Nguyên, đầu tiên bao giờ người ta cũng đề cập đến nhà Rông như là một biểu tượng đầy đủ nhất của văn hóa vùng. Tuy nhiên, trong thực tế thì chỉ có Kon Tum và Gia Lai nằm ở bắc Tây Nguyên mới được xem là cái nôi của nhà Rông - một di sản văn hóa đặc trưng của các dân tộc bản địa, còn ở nam Tây Nguyên thì nhà làng lại chủ yếu là nhà Dài, không phải nhà Rông. Nhà Rông là hình ảnh thu nhỏ của các thành tố văn hóa truyền thống của một làng, một tộc người. Nó chiếm giữ vị trí quan trọng nhất trong tư duy và hiện thực đời sống sinh hoạt của tất cả các thành viên trong cộng đồng. Đối với đồng bào các dân tộc bản địa thì “Dân tộc-Làng-Nhà rông” là mối quan hệ không thể tách rời, cũng như làng của người Kinh gắn với cây đa, bến nước, sân đình. Nhà Rông hùng vĩ vươn lên bầu trời với hình dáng như một lưỡi búa khổng lồ biểu hiện sức mạnh của một cộng đồng làng, thể hiện tinh thần thượng võ, đầy quyền uy, như là chế ngự không gian và thời gian để khẳng định chủ quyền, lãnh địa của làng. Nhiều người hay dùng hình ảnh ngôi nhà rông ở giữa làng với hàng chục nóc nhà vây quanh như gà mẹ chăm đàn gà con, thể hiện sự quây quần, đầm ấm cố kết cộng đồng. Nhà rông thể hiện đỉnh cao về nghệ thuật và kỹ thuật với kiến trúc, kiểu dáng, chất liệu và hoa văn họa tiết vô cùng phong phú và độc đáo, không sử dụng bất kỳ cái đinh, cọng kẽm hay tấc sắt nào cả nhưng lại vững chắc như bàn thạch.
 
Mừng nhà Rông mới KonKlor-TP Kon Tum - Ảnh: D.Nương.
 
Về kiến trúc thì nhà Rông của mỗi dân tộc có sự khác nhau, theo tập quán của từng dân tộc, nhưng nếu nói về qui mô to cao thì phải kể đến nhà Rông của dân tộc Ba Na, Gia Rai và Xơ Đăng. Có một điểm khá độc đáo qua thực tiễn là nếu tính từ vị trí ở thành phố Kon Tum ngược lên các địa phương phía bắc của Kon Tum thì mái nhà Rông lại thấp dần! có lẽ xuất phát từ văn hóa cư trú từ vùng thấp đến vùng cao. Đa số nhà Rông ở vùng trũng thấp như của dân tộc Ba Na, Gia Rai (thành phố Kon Tum), Xơ Đăng Sơ Đrá (huyện Đăk HHà)…phần mái đều rất cao, phổ biến từ 16-20m; còn từ Đăk Tô đến Ngọc Hồi, ĐăkGLei, Tu Mơ Rông, KonPLông của các dân tộc Xơ Đăng XơTeng, Giẻ - Triêng, Xơ Đăng Hà Lăng, Xơ Đăng Mơ Nâm…phần mái nhà rông thấp dần, cao khoảng từ 10-14m. Làng-nhà rông-lễ hội-Nhạc cụ và diễn xướng dân gian của đồng bào các dân tộc bản địa có mối quan hệ gắn bó chặt chẽ. Đây cũng là nét riêng khá độc đáo của Kon Tum. Văn hóa làng sản sinh ra văn hóa lễ hội và văn hóa nhà Rông, lễ hội dân gian truyền thống tôn vinh quyền uy của nhà Rông còn nhà Rông lại là điều kiện và môi trường để thể hiện lễ hội. Cả hai đều có ý nghĩa duy trì lẫn nhau và nằm trong nhau. Trong khi đó thì lễ hội là đất sống của gần như tất cả các loại hình văn hóa, văn nghệ dân gian cổ truyền từ các lễ thức, phong tục tập quán đến các loại hình diễn xướng dân gian, nhạc cụ dân tộc, trang phục, ngôn ngữ, ứng xử…bởi thế nên nhà Rông lại càng có vị trí hết sức quan trọng trong sinh hoạt cộng đồng vì nhà Rông vừa có giá trị văn hóa vật thể (hữu hình) lại vừa có giá trị văn hóa phi vật thể (nội dung bên trong, nơi thể hiện lễ hội).
 
Lễ hội của các tộc người ở Kon Tum cũng có dáng dấp riêng mang tính đặc thù. Điểm tương đồng trong khu vực là đều được sản sinh trong điều kiện, hoàn cảnh sống, lao động sản xuất gắn liền với núi rừng mênh mông vô tận; chính từ đó nó chứa đựng một sắc thái văn hóa riêng - văn hóa lấy con người làm chủ, lấy đất trời làm khuôn mẫu, văn hóa ấy là sự hài hòa của nắng mưa, của núi rừng và nương rẫy. Tuy nhiên, điểm khác biệt thể hiện ở chỗ : Lễ hội dân gian của đồng bào các dân tộc bản địa ở Kon Tum đều là những lễ hội mang tính qui mô nhỏ, được thể hiện trong phạm vi một gia đình, nhóm gia đình, cao nhất là một cộng đồng làng chứ không như ở các tỉnh bạn có những lễ hội qui mô cả vùng. Hệ thống lễ hội của các dân tộc ở Kon Tum chia làm ba đường dây chính bao gồm hệ thống lễ hội xung quanh vòng đời người, lễ hội liên quan đến quá trình sinh trưởng của cây trồng và lễ hội liên quan đến sự tồn tại và phát triển của cộng đồng làng.
 
Còn về văn hóa Cồng chiêng, ngoài những điểm tương đồng trong Không gian văn hóa Cồng Chiêng Tây Nguyên nói chung thì Kon Tum lại có những điểm khá độc đáo và lạ so với các tỉnh khác trong khu vực. Cồng chiêng và nghệ thuật diễn tấu cồng chiêng của đồng bào các dân tộc bản địa Kon Tum khá đa dạng, phong phú. Đặc điểm nổi bật là cồng chiêng hầu hết đều có tiết tấu, giai điệu rõ ràng của từng bài chiêng, là sự kết hợp linh hoạt những âm thanh cao, thấp, tạo nên sự phối bè khác nhau. Kết hợp với cồng chiêng còn có cả trống, lục lạc... tạo nên sự hoà âm phong phú, nghe như giai điệu của rừng đại ngàn, của suối reo, thác chảy; lấp lánh sắc màu của nắng, của gió, của đất. Có bộ thì âm điệu trầm hùng, đĩnh đạc như là một sự giới thiệu về đại ngàn Kon Tum hùng vĩ, có bộ thì âm điệu lại réo rắt, nỉ non với những giai điệu, tiết tấu hòa quyện như những lời tự sự kể về những truyền thuyết, những câu chuyện về những dòng sông, con suối, cánh rừng, mùa màng, về đất và người Kon Tum…hết sức trữ tình bằng ngôn ngữ âm thanh vô cùng độc đáo, chỉ riêng có ở nghệ thuật diễn tấu cồng chiêng.
 
Cồng chiêng của các dân tộc bản địa ở Kon Tum có những điểm độc đáo và lạ ở chỗ : có đủ thứ tự từ ít đến nhiều như là có sự sắp đặt, có bộ  chiêng chỉ có 1 chiếc như chiêng Buar của nhóm Xơ đăng Sơđrá. Có bộ 2 chiếc như bộ chiêng Tha của dân tộc B'Râu. Có bộ 3 chiếc như bộ chiêng Lào, Pom, Pát của nhóm Xơ đăng Hà Lăng. Có bộ 3 chiếc rưỡi (thêm một ống nứa) như chiêng Nỉ của nhóm Triêng, chiêng Kh’leng của nhóm Giẻ. Có 4 chiếc như bộ chiêng Mẻ, Vạch của nhóm Xơ đăng Mơ nâm, bộ chiêng Guông của nhóm Xơ đăng Sơđrá.  Có bộ 5, 6 chiếc như bộ chiêng Xum của nhóm Giẻ. Có bộ từ 7-9 chiếc như bộ chiêng X'teng (Pơm Poa) của người Xơ Đăng gốc.  Có bộ từ 12-18 chiếc rất hoành tráng như bộ chiêng Ania, Pơsơi của người Gia Rai Aráp...có thể nói rất đa dạng, phong phú và độc đáo, là niềm tự hào về bản sắc văn hóa dân gian truyền thống của các dân tộc bản địa Kon Tum.
 
Nói về nguồn cội xa xưa, Kon Tum cũng đã chứng minh những điểm độc đáo của mình. Đã tìm thấy và khai quật di chỉ khảo cổ Lung Leng và di chỉ khảo cổ vùng lòng hồ Thủy điện Plei Krông với hàng chục ngàn hiện vật hết sức giá trị, phục vụ công tác nghiên cứu khoa học và tham quan tìm hiểu về văn hóa tiền sử Kon Tum nói riêng và Tây Nguyên nói chung, với hơn 14 ngàn hiện vật thuộc các giai đoạn hậu kỳ đá cũ cách 2-3 vạn năm, hậu kỳ đá mới sơ kỳ kim khí cách đây 2-3 ngàn năm, đánh dấu một bước hết sức quan trọng về khảo cổ học ở Kon Tum, như ý kiến nhận xét của các nhà khoa học Viện khảo cổ Việt nam : “Di chỉ Lung Leng mang một ý nghĩa cực kỳ quan trọng không những là di chỉ khảo cổ học đầu tiên được phát hiện ở Kon Tum mà còn là di chỉ khảo cổ học lớn nhất Tây Nguyên, đồng thời cũng là một trong những di chỉ lớn nhất cả nước. Đã đến lúc chúng ta cần thay đổi cách nhìn nhận về một Kon Tum, một Tây Nguyên miền Thượng thời quá khứ, phải nhận định rằng, đây là một vùng đất sớm có sự khai phá của con người và trong quá trình phát triển văn hóa lịch sử, đây là vùng đất năng động, sáng tạo và có mối giao lưu rộng mở...”.
 
Cầu treo trên sông Đăk Bla - Ảnh: N.Đang.
 
Lời kết : … Có phải là “Một chút Kon Tum”:
 
Kon Tum là thế, độc đáo ngay cả trong nhiều tác phẩm thơ, nhạc…của các văn nghệ sĩ với những sáng tác về Kon Tum. Rất nhiều người ưa thích ca khúc “Tình ca Măng Đen” của nhạc sỹ Ngọc Tượng - một người bạn cùng ngành trước đây đang ở Gia Lai, ca khúc này được thể hiện gần như ở mọi nơi, mọi lúc, vô số người thuộc nằm lòng. Quả thực, ca từ của bài hát là tuyệt hay, trữ tình sâu lắng. Nhưng tôi thì thực lòng không thích, “Rằng hay thì thật là hay, nhưng nghe âm hưởng thì chẳng…Kon Tum chút nào”, bởi nghe bài hát ấy nó cứ phảng phất như dân ca xứ Nghệ ! Tôi thì lại đặc biệt thích 2 ca khúc : một là bài “Một chút Kon Tum” của 2 anh bạn thân ở Kon Tum là nhà thơ Tạ Văn Sỹ và nhạc sỹ Ngọc Minh; hai là “Một thoáng Kon Tum” của nhạc sỹ Vũ Thanh ở Hà Nội. Nhiều người cả trong và ngoài tỉnh gặp tôi đều phàn nàn : Kon Tum sao mà chỉ “Một chút…” với “Một thoáng…” vậy thôi sao ? Vậy thôi. Bởi nói làm sao hết nổi về xứ Kon Tum. Cứ “Một chút…”, “Một thoáng…” thôi nhưng lại chứa đầy ý tứ sâu xa để rồi sẽ hiểu. Cũng như tâm hồn khoáng đạt của đất và người Kon Tum, khiêm nhường nép mình bên dòng ĐăkBLa thơ mộng dưới đỉnh Ngọc Linh hùng vĩ.
 
Xin lấy mấy câu thơ của Tạ Văn Sỹ trong ca khúc  “Một chút Kon Tum” để kết thúc bài viết này : “… Kon Tum nhỏ bởi lòng thung nhỏ, chầm chậm thôi vội bước chi nhanh. Anh thấy không. Phố bốn bề xanh… đất vẫn xuôi mà sông chảy ngược… Ơi núi Ngọc Linh, cao ngất ngàn năm, người ở đây hồn người rất rộng. Mai tạm biệt anh về phố lớn, mang theo về một chút Kon Tum”. Chỉ “một chút” thôi nhưng lại không hề nhỏ.
 
Trần Vĩnh
Xuân Nhâm Thìn - 2012
(Nguồn: CTTĐTTKT)