Tôi chịu ơn sách vở thật nhiều, nhờ sách vở mà đời sống tôi thành ra súc tích, khác hơn cuộc đời cơm áo............Những cơn bão của đời là để chứng nghiệm sức mạnh của chiếc neo của ta............Hãy cẩn thận lưỡi, vì đó là một chỗ ướt dễ trượt............Tình bạn là một thứ tình cảm êm dịu, đủ sức tô bồi cho đời người được sung sướng và có đạo đức............Kỹ nghệ giải trí ngày nay chú trọng vào ô nhiễm của các dòng sông nhiều hơn là ô nhiễm chính nó đưa vào tư duy của con người............Nếu bạn muốn cảm thấy giàu có, hãy đếm tất cả những gì bạn có mà tiền bạc không mua được............

Thứ Bảy, 29 tháng 11, 2014

HỘI DÒNG ẢNH PHÉP LẠ KON TUM MỪNG KÍNH BỔN MẠNG & HỒNG ÂN KHẤN DÒNG 27.11.2014




“ DÒNG “ẢNH PHÉP LẠ” là danh xưng của Hội Dòng Nữ Tu người dân tộc phục vụ cho anh em dân tộc Tây Nguyên, còn là lời khẩn cầu của các vị chủ chăn Giáo phận cầu xin Mẹ Maria biến đổi cả một khối người cư dân còn mê tín dị đoan, lạc hậu được sống văn minh tiến bộ và thành người con của Chúa biết yêu thương phục vụ lẫn nhau.”
“ Trong cuộc sống con người có rất nhiều chuyện xem ra tình cờ, nhưng một cách nào đó vẫn nằm trong chương trình huyền nhiệm của Thiên Chúa.Một dòng tu có một không hai ở Giáo hội Việt Nam dành riêng cho những người nữ dân tộc đã chính thức ra đời, đó là hội dòng “Ảnh Phép Lạ” tại Giáo phận KonTum. Bắt nguồn từ tình yêu Thiên Chúa và được tôi luyện qua nhiều biến cố gian nan và thử thách. Dòng Ảnh Phép Lạ được Toà thánh chuẩn y vào ngày 3.2.1947 và được Đức Giám mục bản quyền Giáo phận, Đức cha Jean Sion Khâm chính thức công bố thành lập vào ngày 6.4.1947. Trước sự quan phòng đặc biệt của Thiên Chúa đối với các dân tộc trên miền cao nguyên, từ Giarai, Bahnar, Xê đăng, Rơngao, Jră, Jơlơng… Hạt giống Tin Mừng ngày càng được gieo vãi rộng khắp các buôn làng nhờ những bàn tay lành nghề của các Yă Ảnh Phép Lạ. Các Yă đã dùng chính ngôn ngữ và đời sống phục vụ của mình để “cảm hoá” chính những anh chị em mình.
Hội dòng đặt mình dưới bóng che chở của Mẹ Maria và chọn ngày 27 tháng 11 hằng năm (là ngày Mẹ đã  hiện ra  lần thứ 2 với  Bà thánh Catarina  Labourê)  làm Lễ Quan Thầy của toàn Hội dòng.
                                ( Nguồn GP. Kon Tum& antonnguyentruongthang’ blog)
Trên đây là vài nét đơn sơ để chúng ta biết được gốc tích của Ngày Mừng Kính Bổn Mạng của Hội Dòng Ảnh Phép Lạ Kon Tum.

image007

Thứ Ba, 25 tháng 11, 2014

MỪNG LỄ NOEL THEO ĐỊNH HƯỚNG TÂN PHÚC ÂM HÓA



MỪNG LỄ NOEL THEO ĐỊNH HƯỚNG TÂN PHÚC ÂM HÓA


1- Lại một Noel nữa.
Mùa Giáng sinh sắp về, mọi người nhất là các Kitô hữu bắt đầu rộn ràng mừng Chúa Giáng Sinh. Hàng năm giáo hội dành cả Mùa Vọng để giúp Kitô hữu dọn mình mừng Chúa Giáng sinh. Ngày nay, nói đến Noel là cả người giáo lẫn lương đều nghĩ ngay tới hang đá, máng cỏ, đèn sao, nghĩ  tới các nhân vật trong hang đá là Chúa Hài đồng Giêsu, thánh Giuse, đức Maria, các Thiên thần, các mục đồng và chiên bò lừa…Nhất là từ ngày đất nước mở cửa cho thế giới, việc mừng lễ Noel được tự do, khắp nơi đã sáng kiến nhiều cách tổ chức mừng lễ: văn nghệ giáng sinh, hoạt cảnh giáng sinh, canh thức giáng sinh, diễn nguyện giáng sinh…phụ họa theo còn có ca múa tân nhạc giáng sinh, ca cải lương giáng sinh… Gần đây còn đổi mới hang đá ở nhà thờ vừa hoành tráng vừa sáng sủa với các thứ đèn điện tử nhấp nháy. Có xứ nhà giáo dân nào cũng đua nhau làm hang đá máng cỏ đủ kiểu gọi là để truyền bá lễ giáng sinh cho những người chưa biết Chúa… Thật là trăm hoa đua nở. Song song với những tổ chức long trọng bề ngoài, cũng có những tổ chức sửa soạn tâm hồn, giúp hiểu biết ý nghĩa và chủ đích của lễ Noel mỗi ngày sâu sắc hơn; còn có những tổ chức lạc quyên quần áo, chuẩn bị các phần quà giáng sinh để chia sẻ cho trẻ em và người nghèo bệnh tật, già yếu, cô đơn…

An Chỉ, nơi Đức Cha Lambert De La Motte thành lập dòng Mến Thánh Giá tại Đàng Trong




An Chỉ, nơi Đức Cha Lambert De La Motte thành lập dòng Mến Thánh Giá tại Đàng Trong





Nước cội nguồn vừa trong vừa mát. Tìm về nguồn cội là một tâm tình hướng về ngày kỷ niệm 400 năm giáo phận Qui Nhơn đón nhận Tin Mừng (1618-2018). Bài viết nầy muốn nói lên tâm tình ấy.

Thành lập Xứ đoàn TNTT Kitô Vua , Giáo xứ Tân Hương - GP KONTUM




Thành lập Xứ đoàn TNTT Kitô Vua , Giáo xứ Tân Hương - GP KONTUM

Vào lúc 9g30 Chúa nhật ngày 23.11.2014, lễ Chúa Giêsu Kitô Vua Vũ Trụ, tại giáo xứ Tân Hương đã diễn ra nghi thức thành lập Xứ đoàn TNTT Kitô Vua, thuộc Liên đoàn Mình và Máu Chúa Kitô giáo phận Kontum. Thánh lễ do cha Gioakim Nguyễn Hoàng Sơn, tuyên úy Hiệp đoàn TNTT miền Kontum chủ tế, cùng đồng tế với ngài là cha sở Giuse Đỗ Hiệu, tuyên úy Xứ đoàn Kitô Vua, Giáo xứ Tân Hương.

image009

Thứ Hai, 24 tháng 11, 2014

THƯ MỤC VỤ CỦA ĐGM KONTUM VỀ NĂM TÂN PHÚC ÂM HÓA GIÁO XỨ 2015


THƯ MỤC VỤ CỦA ĐGM KONTUM VỀ NĂM TÂN PHÚC ÂM HÓA GIÁO XỨ


(Nguồn: gpkontum.wordpress.com)


Suy niệm Tin Mừng Chúa Nhật I Mùa Vọng B




CN MV 1B. Ngày 30. 11. 2014
Is 63, 16b-17.19b; 64, 2b-7; 1Cr 1, 3-9; Mc 13, 33-37



TỈNH THỨC CHỜ CHÚA ĐẾN
Bài suy niệm

Bước vào chu kỳ phụng vụ mới năm B 2015, Giáo Hội liên tục nhắc nhủ con cái mình tỉnh thức mong chờ Chúa đến.  Đức Giê-su đã đến trong âm thầm và đang đến trong vinh quang mà Giáo hội mong chờ, chúng ta ở giữ hai lần Chúa đến, như vậy có hai lần Chúa đến và một lần con người đến với Chúa trong sự cố cá nhân đầy đột xuất.

Thứ Tư, 19 tháng 11, 2014

TÁI THÀNH LẬP THIẾU NHI THÁNH THỂ XỨ ĐOÀN CHÚA KITÔ VUA, GIÁO XỨ TÂN HƯƠNG, KONTUM





TÁI THÀNH LẬP THIẾU NHI THÁNH THỂ
XỨ ĐOÀN CHÚA KITÔ VUA, GIÁO XỨ TÂN HƯƠNG,
KONTUM

           Vào Chúa Nhật XXXIV Thường Niên 23.11.2014, nhằm lễ Chúa Giêsu Kitô Vua vũ trụ, Thiếu Nhi Thánh Thể giáo xứ Tân Hương sẽ tổ chức nghi thức ra mắt Xứ đoàn Kitô Vua, thuộc Liên đoàn Mình và Máu Thánh Chúa Kitô giáo phận Kontum.
          Nhân dịp này, chúng ta cùng tìm hiểu đôi nét về phong trào TNTT tại giáo xứ Tân Hương trước đây, giai đoạn ngưng hoạt động và quá trình tiến tới tái lập xứ đoàn Kitô Vua.

I. HỘI TÔNG ĐỒ CẦU NGUYỆN VÀ NGHĨA BINH THÁNH THỂ.
          Cũng như lịch sử bước tiến của phong trào TNTT Việt Nam và của giáo phận Kontum, TNTT giáo xứ Tân Hương xuất phát từ Hội Tông Đồ Cầu Nguyện (Apostolat de la prière), có nguồn gốc bên Pháp từ năm 1865 với mục đích bảo vệ tâm hồn các thanh thiếu nhi trước phong trào tục hóa đang lan tràn trong xã hội thời bấy giờ.
Năm 1929, Hội Nghĩa Binh Thánh Thể (Croisade Eucharistique, thành lập năm 1917 tại Pháp) - một nghành của Hội Tông Đồ Cầu Nguyện được các linh mục dòng Xuân Bích (Saint Sulpice) đưa vào Việt Nam. Hội Nghĩa Binh Thánh Thể đã nhanh chóng lan rộng đến các giáo phận trong nước Việt Nam vào những năm 1930-1940 của thế kỷ trước.
Tại giáo xứ Tân Hương (Kontum), cha Jules Alberty (cố Hiền, cha sở 1913-1948) đã thành lập Đoàn Nghĩa Binh Thánh Thể từ trước năm 1946 [1], qui tụ và cổ võ các thiếu nhi sống theo tôn chỉ Nghĩa Binh Thánh Thể: siêng năng cầu nguyện, rước lễ, hy sinh và làm việc tông đồ.
Thời xưa, không có những trò chơi công cộng ngoài đời. Cha Alberty đã có sáng kiến, biến nhà xứ thành nơi giải trí cho các thanh thiếu niên trong xứ đạo.
Chúa nhật và các ngày lễ, thanh niên vào nhà xứ đọc sách, kể chuyện, đánh cờ, dự các trò vui tập thể. Trẻ nhỏ dùng phiếu điểm (bon-point) do cha cấp trong tuần để mua ảnh, tượng, viết, mực, giấy, đồ chơi do cha sắm sẵn [2].
Từ Hội Tông Đồ Cầu Nguyện này đã nuôi dưỡng và đào luyện nhiều lớp giáo dân nòng cốt phục vụ trong các hội đoàn như Ban chức việc, Hội bà mẹ, Ban hát.v.v.

Đoàn Nghĩa Binh Thánh Thể Tân Hương những năm 1940-1950.
Ảnh: Photo La Lune, Kontum.
Minh Sơn sưu tầm do giáo dân cung cấp.

Về hình thức bên ngoài: quần áo màu trắng dài tay dành cho nam và áo dài và quần dài trắng dành cho nữ; nam thì đội mũ vành trắng, còn nữ thì mang lúp trắng [3].

Thứ Sáu, 14 tháng 11, 2014

MỪNG KÍNH THÁNH STÊPHANÔ THÉODORE CUÊNOT THỂ THÁNH TỔ CỦA GIÁO PHẬN KON TUM 14.11.2014




Kontumquêhươngtôi xin giới thiệu ghi nhanh của Ban mục vụ Truyền thông Giáo phận Kontum về Thánh Lễ  MỪNG KÍNH THÁNH  STÊPHANÔ THÉODORE CUÊNOT THỂ - THÁNH TỔ CỦA GIÁO PHẬN KON TUM,  NGÀY TRUYỀN THỐNG YAO PHU và LỄ GIỖ 3 NĂM ĐỨC CHA ALEXIS PHẠM VĂN LỘC. 
Hơn 2.300 giáo phu trong toàn Giáo phận qui tụ về nhà thờ Chính tòa từ trưa ngày 13/11, để tĩnh tâm. Sáng ngày 14/11 gần 3.500 tín hữu kinh cũng như dân tộc hiệp dâng lễ cùng Đức Cha Phêrô Trần Thanh Chung chủ tế và trên 60 linh mục trong Giáo phận đồng tế rất sốt sắng trong ngày trọng đại chung của Giáo phận. 

MỪNG KÍNH THÁNH  STÊPHANÔ THÉODORE CUÊNOT THỂ
THÁNH TỔ CỦA GIÁO PHẬN KON TUM
*********************************************************
NGÀY TRUYỀN THỐNG YAO PHU
LỄ GIỖ 3 NĂM ĐỨC CHA ALEXIS PHẠM VĂN LỘC

Năm nào cũng thế, cứ gần đến ngày mừng kính Thánh Giám Mục Tử Đạo Stêphanô Théodore Cuênot  Thể, là toàn Giáo phận Kon Tum lại  bừng lên hào khí của Vị Thánh Tổ, Đấng châm Lửa Đức Tin và Khai sáng  ra Giáo phận Kon Tum thâm u xa xôi và huyền bí.
Trước khi tường thuật về Thánh Lễ với những sự kiện như đã nêu trên, Ban Mục Vụ Truyền Thông Giáo Phận Kon Tum rất hân hoan kính mời quý đọc giả cùng tìm hiểu xem “ Hào Khí ” của Vị Thánh Tổ Giáo Phận là như thế nào.

ĐÔI GIÒNG LỊCH SỬ
 Từ hơn 175 năm về trước, Ngày 19.11.1839Đức Cha Stêphanô Cuênot Thể đã viết cho Ban Tư Vấn Thánh Bộ Đức Tin :
Một trong những nguyện vọng tha thiết nhất của tôi là mở một con đường cho Tin Mừng đến tận Sông Cả ở Lào. Và mặc dù đã thất bại 20 lần, mới đây tôi đã thử một lần nữa. Vô phúc thay! Lần này cũng không hơn gì những lần trước. Chúng tôi chỉ có một cao vọng là làm đẹp lòng Chúa.” (2Cr 5,9)
Nhưng rồi, với một ý chí sắt đá, Ðức cha Cuénot không chùn bước, ngài hoàn toàn tin tưởng và phó thác nơi Chúa Thánh Thần. Năm 1848, một năm có tính quyết định đã đến.
Vị mục tử này hướng tới thầy Phanxicô Xaviê Nguyễn Do, còn gọi là An, một chủng sinh vừa tốt nghiệp Ðại chủng viện Pinang về nước. Ngài thấy nơi con người thông minh, quả cảm và khiêm tốn này có khả năng mở đường tiến sâu vào thế giới các sắc dân miền núi phía Tây.
Thầy Do đã khéo léo đóng vai một người đầy tớ trung thành và cần mẫn gánh hàng cho một nhà buôn người Kinh. Sáu tháng đi từ làng này tới làng khác, thầy đã tiếp cận với dân Ba Na, nói được tiếng nói của họ, biết phần nào phong tục tập quán cùng thu thập được ít điều về địa hình địa vật của vùng cao. Thầy mau mắn về Gò Thị tường thuật lại cho vị chủ chăn ngày đêm ngóng chờ tin vui.
Ðược tin vui, Ðức cha cử ngay một đoàn thừa sai lên đường và cắt cử thầy Do làm trưởng đoàn, Một đoàn buôn chính hiệu, có 4 chủng sinh cùng đi. Chính “cái chính hiệu với đồ hàng cồng kềnh của nhà buôn” này đã làm lóa mắt những kẻ tham chặn đường cướp hết. Các vị thừa sai đành phải bỏ của chạy lấy người.
Qua năm 1849, lại một đoàn truyền giáo khác lên đường. Ðoàn gồm có cha J.P. Combes Bê, 4 thầy giảng và một số chủng sinh. Ði từ Gò Thị, lên Bến, tới trạm Gò, đoàn gặp phải một đàn voi rượt đuổi. Tất cả bỏ chạy tán loạn, thoát được cơn giận của voi, về tới Bình Ðịnh, phái đoàn chạm phải cơn “thánh nộ” của Ðức cha Cuénot. Ðược nghỉ 15 ngày, phái đoàn lại lên đường, lúc đó là đầu năm 1850.
Lên đường lần này có thêm cha Fontaine Hoàn (sau gọi là Bok Phẩm) với 7 thầy. Ðến Trạm Gò, tiến vào làng Baham, đi qua làng Kon Bơlu, phái đoàn tiến sâu vào làng Kon Phar. Ðức cha đã ân cần dặn dò nhiều lần “nhớ” phải tránh đường mòn của các lái buôn người Kinh, phải tránh tù trưởng Bok Kiơm kiêm chức vị “quan triều đình Huế” có nhiệm vụ chặn đường xâm nhập của các thừa sai.
Ngày núp, đêm đi, vạch rừng, lội suối, leo đèo, với đủ thứ đe dọa của rừng thiêng nước độc, của khí hậu, của thú dữ. Lệnh “không được trở lại” vẫn văng vẳng bên tai. Nhưng “Ðất động! Trời sập! Ðoàn gặp đúng Bok Kiơm! Biết làm sao bây giờ? Hồn xiêu, phách lạc, hết đường “chạy trốn”, cả đoàn như chết đứng giữa trời! Chính lúc đang đứng đơ như những tượng gỗ, thì “con người hung dữ kia lại lên tiếng trước: “Sao? Quý vị là ai? Cứ nói thật đi, tôi sẽ giúp cho!”
Thế là lại thêm một bất ngờ nữa! Thay vì đi hạch họe, bắt nộp cho triều đình, Bok Kiơm lại tỏ ra thân thiện ngay. Có lẽ cũng chính cái vẻ mất hồn khiếp vía trên các khuôn mặt những con người không có một tham vọng nào khác ngoài tình thương mà liều mình đi đến với những anh chị em miền đất xa lạ, nên con người “đáng khiếp” kia bỗng trở thành “con người dễ thương”. Ông đã trở thành một Cyrus miền truyền giáo Tây Nguyên! Phái đoàn tiếp tục đi vào làng Kon Kơlang…( Trích Lược Sử Giáo Phận Kon Tum).
Và cứ thế, ngọn lửa Đức tin lan rộng khắp miền.
Trong  bài :  “Vần thơ Đạo ngày ấy ”,Tác giả Paul  T. P. N. đã giúp chúng ta mường tượng ra  được những ngày tháng ban đầu của Giáo Phận Kon Tum mến yêu như sau:
            ………………………….............
Đầu giây mối nhợ ai gầy,
Đem đàng chỉ lối ở đây bây giờ.
Xưa kia vốn những bụi bờ,
Rừng cao núi rậm mịt mờ liên liên.
Ấy nhờ các đấng chăn chiên,
Dâng mình tế lễ cho miền mọi cao.
Đã tìm lên xứ Trà Ngao,
Những hồi chưa có đàng vào nẻo ra.
Thương thay cho bấy các Cha,
Vì con chiên lạc đàng xa chẳng nài,
Giày sàn đạp sỏi chông gai,
Miễn sao cho đặng truyền lời Evan.
Đành lòng cam chịu gian nan,
Đem người ngoại giáo hiệp ràn Hội-công.
Rày người giữ đạo rất đông,
Minh mông khắp xứ khôn cùng kể ra
………………………………………………..
 (Trích “Kontum – Vần thơ Đạo ngày ấy…”, Sưu tập thơ ca Giáo phận Kontum thập niên 1930 – Lê Minh Sơn biên soạn, 04.2013).

            Là đấy, Kon Tum ngày xưa!
            Và cho đến hôm nay,  Ngọn Lửa Đức Tin ngày càng được thắp sáng trên các núi đồi,rừng rậm và phố phường của cả hai miền Gia Lai – Kon Tum.
Giáo Phận lại thêm một lần mừng kính Thánh Stêphanô Cuénot  trong tâm tình tạ ơn Thiên Chúa và biết ơn vị Thánh Tổ vĩ đại của mình.
image001
Thánh Giám Mục Stêphanô CUÉNOT (Thể)
Vị Khai Sáng Miền Truyền Giáo Kon Tum
(1802-1861)

Thứ Hai, 10 tháng 11, 2014

Cãi chày, cãi cối với… cái chày, cái cối!




Cãi chày, cãi cối với… cái chày, cái cối!

NGUYỄN DƯ

Chày cối Việt Nam có mặt liên tục suốt từ thời các vua Hùng cho đến tận ngày nay. Sinh sống ở thôn quê hay tỉnh thành, hầu như nhà nào cũng đã có lúc có chày cối. Giã gạo, xay bột, giã giò, giã cua. Làm bánh, nấu chè, bếp núc… Không có chày cối thì không xong.
Cãi chày, cãi cối với… cái chày, cái cối!
Giã gạo (1884)
Chày cối được cất trong nhà, được rước ra sân đình. Chày cối có mặt tại hội hè, cưới xin, tang ma. Buồn vui cùng mọi người.

Thứ Năm, 6 tháng 11, 2014

Phim Công giáo: Áo Dòng Đẫm Máu (sản xuất năm 1960)


Nhân Lễ CÁC THÁNH TỬ ĐẠO VIỆT NAM 24/11/2014 (Kính trọng thể vào CN XXXIII Thường niên 16/11/2014), mời xem lại phim về cuộc tử đạo của một trong hơn 130.000 đến 300.000 chứng nhân anh dũng đã chết vì Đạo Chúa trong thế kỷ 18 và 19; riêng trong thời gian từ 1857 đến 1862, có khoảng 5 ngàn tín hữu bị giết, khoảng 40 ngàn tín hữu cùng 215 giáo sĩ, tu sĩ nam nữ đã bị bắt, bỏ tù hay lưu đày vì đạo. Trong số đó có 117 vị, tử đạo từ 1745 đến 1862, được Giáo Hội Công Giáo tôn vinh Chân phước qua bốn đợt:
  • Ngày 27 tháng 5 năm 1900 (thời Giáo hoàng Lêô XIII): 64 vị
  • Ngày 20 tháng 5 năm 1906 (thời Giáo hoàng Piô X): 8 vị
  • Ngày 2 tháng 5 năm 1909 (thời Giáo hoàng Piô X): 20 vị
  • Ngày 29 tháng 4 năm 1951 (thời Giáo hoàng Piô XII): 25 vị
Và được phong Thánh vào ngày 19 tháng 6 năm 1988 (thời thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II).



"Áo Dòng Đẫm Máu" là một bộ phim lịch sử của đạo diễn Nguyễn Thành Châu, ra mắt năm 1960 tại Miền Nam. Kịch bản phim của cố linh mục Phêrô Nguyễn Hoàng Yến, Dòng Chúa Cứu Thế. Phim nói về cuộc tử đạo của Á thánh Philipphê Phan Văn Minh ở Cái Mơn vào thời vua Tự Đức. 

Thứ Hai, 3 tháng 11, 2014

GIÁO XỨ TÂN HƯƠNG (KONTUM) BẾ MẠC THÁNG MÂN CÔI




Thứ Bảy ngày 01.11.2014, lúc 19 giờ, tại nhà thờ giáo xứ Tân Hương đã diễn ra buổi tôn vinh Đức Mẹ, nhân kết thúc Tháng Mân Côi. Sau 40 phút diễn nguyện, đọc và suy niêm kinh Mân Côi, hát thánh ca...cộng đoàn hiện diện lắng nghe phần chia sẻ của cha sở Giuse Đỗ Hiệu về đề tài "Giáo dục con cái trong gia đình. Cha sở đã lượt lại những nét chính yếu của Thương Hội Đồng Giám mục về Gia đình diễn ra tại Rôma, và qua những mẫu chuyện súc tích sinh động, rút ra những bài học hữu ích trong việc xây dựng gia đình Kitô giáo trong mối quan hệ cha mẹ-con cái. Cha cũng khai mở tâm tình chuẩn bị đón năm Phúc Âm hóa Giáo xứ theo ý hướng của Giáo Hội Việt Nam. 
Tiếp sau bài chia sẻ của cha sở, cộng đoàn giáo xứ chầu Thánh Thể trong 15 phút. Phép Lành Thánh Thể kết thúc buổi cầu nguyện sốt sắng, đậm tình hiệp nhất của mọi thành phần trong giáo xứ.



Sau đây, chúng tôi xin giới thiệu nội dung giờ cầu nguyện và một vài hình ảnh: