Tôi chịu ơn sách vở thật nhiều, nhờ sách vở mà đời sống tôi thành ra súc tích, khác hơn cuộc đời cơm áo............Những cơn bão của đời là để chứng nghiệm sức mạnh của chiếc neo của ta............Hãy cẩn thận lưỡi, vì đó là một chỗ ướt dễ trượt............Tình bạn là một thứ tình cảm êm dịu, đủ sức tô bồi cho đời người được sung sướng và có đạo đức............Kỹ nghệ giải trí ngày nay chú trọng vào ô nhiễm của các dòng sông nhiều hơn là ô nhiễm chính nó đưa vào tư duy của con người............Nếu bạn muốn cảm thấy giàu có, hãy đếm tất cả những gì bạn có mà tiền bạc không mua được............

Thứ Năm, 26 tháng 2, 2015

LỄ TẤN PHONG ĐỨC CHA JEANNINGROS VỊ (1870-1921), GIÁM MỤC PHÓ QUI NHƠN (1912-1921)




trích dịch “La sacre de Mgr. Jeanningros”
 Mémorial, Mission de Quinhon
số 83 ngày 03 Fév. 1912, tr. 15-16.

 
 
           
          Một ngày nắng đẹp, cuối kỳ tĩnh tâm hằng năm mà hầu hết các cha đều tham dự, ngày 25 tháng 1 (1912), tại Nhà Nguyện của Tiểu Chủng Viện Làng Sông có buổi lễ tấn phong cho Giám mục Jeanningros, Giám mục phó với quyền kế vị Đại Diện Tông Toà Đông Đàng Trong.

Thứ Ba, 24 tháng 2, 2015

ĐÊM CA NHẠC "LÒNG XUÂN" KONTUM MÙNG 4 TẾT ẤT MÙI (22/02/2015)



Chương trình ca nhạc nhân dịp Xuân Ất Mùi 2015
Thời gian tổ chức: vào lúc 19h00
Ngày 22 tháng 02 năm 2015 (Mùng 4 Tết âm lịch)
Địa điểm: 02 Hoàng Văn Thụ - Kontum ( Café Melody).


Thứ Ba, 17 tháng 2, 2015

Thứ Hai, 16 tháng 2, 2015

Văn hóa” cuốn” ngày tết


Bình An
Tết về nhớ đến quê nhà/ Thịt thưng bánh tráng mặn mà khó quên!”. Câu ca dao miền Trung nghe da diết một nỗi nhớ quê ngày tết của người xa xứ thèm được ăn cái tết ở nhà, nơi đó gia đình sum họp, quây quần bên mâm cơm và cùng … ăn món cuốn!
Có lẽ văn hóa … cuốn là kiểu ẩm thực  đặc trưng của người Việt Nam khắp ba miền Nam, Trung, Bắc . Đây là cách ăn vừa đầm ấm, vui vẻ, có thể chuyện trò được lâu quanh bàn ăn và lại ngon nữa! Gì cũng có thể cuốn được, cứ có ràng bánh tráng trong nhà là cuốn ngon lành. Văn hóa cuốn còn thể hiện được sự nhàn tản, phong lưu, thư thái, khéo léo trong cách ăn uống của người Việt.

Chủ Nhật, 15 tháng 2, 2015

Băm lăm con dê

 
NGUYỄN DƯ

Dê có công làm cho làng nhậu, làng chơi Nam Bắc xích lại gần nhau. Thịt dê từ Bắc chạy vào Nam rồi từ Nam ra Bắc. Ngày nay, nhiều người gật gù kháo nhau “sống ở đời không dê cũng uổng”.
Băm lăm con dê
Tranh của HS Đặng Mậu Tựu

Mới ngày nào, dê ba miền nước ta còn lận đận vì… “lí lịch mờ ám”. Tài liệu của Ủy ban Canh nông và Công nghiệp Nam Kỳ (Le comité Agricole et Industriel de la Cochinchine), soạn thảo năm 1878, cho biết tiểu sử của dê trong Nam:

Thứ Sáu, 13 tháng 2, 2015

CHÚC MỪNG NGÀY LỄ TÌNH NHÂN - HAPPY VALENTINE'S DAY 14/02


Lịch sử và giai thoại ngày Valentine


NGÀY RA PHÁP TRƯỜNG, VỊ LINH MỤC ĐỂ LẠI VÀI DÒNG NGẮN CẢM ƠN CÔ GÁI VỀ TÌNH BẠN VÀ LÒNG TRUNG THÀNH CỦA CÔ. ÔNG KÝ TÊN “TÌNH YÊU TỪ VALENTINE CỦA BẠN”. THÔNG ĐIỆP NÀY ĐƯỢC VIẾT VÀO NGÀY 14 THÁNG HAI, NĂM 269 SAU CÔNG NGUYÊN...


    

Cánh thiệp đầu xuân




Tết Nguyên Đán có điều gì đó rất đặc biệt, cả về tinh thần lẫn ngoại cảnh. Theo chiết tự: Tết là “tiết”, Nguyên là “khởi đầu”, Đán là “buổi sáng sớm”. Tiết Nguyên Đán được “rút gọn” và biến âm Tiết thành Tết, người Trung Hoa gọi là Xuân Tiết.

Nói đến Tết thì có nhiều thứ để nói, nhưng có lẽ không thể không nói tới tấm Thiệp Xuân – một dạng phổ biến ngày xưa, ngày nay không còn phổ biến nhưng lại có dạng e-card (thiệp điện tử), thậm chí là “tin nhắn”. Do đó, hình như tình cảm không còn “thật” như xưa, cứ “nhạt” dần, thế nên người ta cũng có vẻ “xa nhau” dần…

Thứ Năm, 12 tháng 2, 2015

THÁNH LỄ TẤT NIÊN CUỐI NĂM GIÁP NGỌ GIÁO PHẬN KONTUM


Thánh Lễ Tất Niên của Giáo phận Kontum vào lúc 9g00 sáng Thứ Tư, ngày 11.02.2015, tại Nhà Nguyện Chủng Viện Thừa Sai Kontum. 
Với sự hiện diện của 2 Đức Cha Micae và Phêrô, đông đủ Quý Cha vừa kết thúc kỳ tĩnh tâm tháng; Quý Tu Sĩ Nam Nữ, Quý Chủng Sinh và Quý Chức Việc, Yao Phu...về tham dự Thánh Lễ Tất Niên tạ ơn Chúa sốt sắng. Nhân dịp này Cha Tổng Đại Diện Phêrô Nguyễn Vân Đông đại diện giáo phận chúc Tết 2 Đức Cha.


 (Nguồn : http://giaophankontum.com/)

___________________________________________

Xem thêm vài hình ảnh:

LƯỢC SỬ GIÁO XỨ ĐĂK JÂK




Kontumquêhươngtôi xin trân trọng giới thiệu tài liệu “LƯỢC SỬ GIÁO XỨ ĐĂK JÂK” do Lm Nguyễn Hoàng Sơn biên soạn, đăng tải trên trang web của Giáo phận Kontum.
Bài viết trình bày qua từng giai đoạn: truyền giáo, tòng giáo, phát triển và đứng trụ đến ngày hôm nay sau những tháng ngày sóng gió của thời cuộc. “Hạt Giống Tin Mừng” phải chết đi, phải thối đi mới sinh nhiều hạt lúa vàng trong cánh đồng truyền giáo của Chúa.
Nhà thờ Đăk Jâk

LƯỢC SỬ GIÁO XỨ ĐĂK JÂK

 Trong phần Lược Sử Giáo Xứ Đăk Jâk, chúng tôi trình bày 2 phần:
Phần đầu: dựa trên tài liệu Lược sử của Giáo xứ Đăk Jâk đã biên soạn.
Phần hai, chúng tôi dựa trên tiểu sử của linh mục Léon Dujon khai sáng vùng truyền giáo cực bắc Giáo phận cho dân tộc Gié-Triêng (Tây bắc huyện Đăk Glei), tại vùng Đăk Sut và Đăk Kơla, có kèm theo một số bản đồ vùng đất truyền giáo nầy.

Thứ Tư, 11 tháng 2, 2015

Con dê chín mùi



 
Đặng Tiến 

Miền thôn dã quê tôi thường nghe câu hát ru em âu yếm và lạ lùng:
Ru em buồn ngủ buồn nghê 
Con tằm chín đỏ, con dê chín mùi (muồi) 
Con tằm chín đỏ để lại mà nuôi, 
Con dê chín mùi làm thịt em ăn.
Câu hát thân thuộc, ngọt ngào lẫn chút huyền bí đong đưa giữa giấc trưa quạnh vắng. Y' nghĩa của nó chập chờn trong ánh nắng, gắn bó với bóng tre, cây rơm, lá xoài, lá mít. Câu hát dỗ dành giấc ngủ trẻ thơ, phất phơ một ít mộng mị người lớn, là thành phần một thực thể thôn trang. Nó hồi quang âm vang của cuộc sống thực tế và tâm linh. Tách rời khỏi môi trường "một buổi trưa không biết tự thời nào", "quạnh vắng bên trong một tiếng hò"(1) thì câu hát vô nghĩa, vô lý – trừ phi ta cố công phân tích từng hình ảnh thành biểu tượng, tách lìa ra khỏi trí tưởng đơn giản của nông thôn.
Giáo sư Bửu Cầm, tại giảng đường Đại Học Văn Khoa Sài Gòn, năm 1962, có đưa ra giả thuyết : đây là câu hát vọng lên từ thuyền đò :
Ru con buồn ngủ buồn nghê 
Con này mới théc (ngủ) con tê dậy rồi
Lời ru chập chờn loang trên sông nước và ngọn gió vô tình đã thổi lệch đường viền của những âm hao, tạo ra những con dê chín mùi.

Năm Mùi nói chuyện Dê


CHÚC MỪNG NĂM MỚI

Nguồn gốc của Dê
Theo tài liệu trong Bildschromik der Welt Geschichte của nhà xuất bản Coventgarden dẫn chứng loài Dê Bezoarziegen có cách dây 50 000 năm.  Thời đồ đá loài người săn bắn dê làm thực phẩm.  Dê sống trên đồi núi hoang giả tại : Á Châu, Âu Châu và Phi Châu.   
Ðược người ta đêm về nuôi thuần hóa, sử dụng thành gia súc, sáu con vật nuôi thông dụng : dê, gà, chó, lợn, ngựa, trâu

Dê là một trong ba thứ lễ vật đặc biệt để cầu cúng, tế dâng thần thánh như heo và bò.  Dê có tên khoa học Capra sp., thuộc loại động vật có vú (Mammalia), bộ móng chân (Artiodactyla), loại nhai lại (Ruminantia) có sừng rổng (Bovidae). Dê có 8 răng cửa hàm dưới  và răng hàm, không có răng cưả hàm trên.  Dê nuôi gốc giống Capra Prisca. Các loại Steinbock/sơn dương Gaemse/ Linh dươngSchneeziege sinh sống ở Rocky Mountains trên cao 4000m ở Hoa Kỳ;  Iberissche Steinbocke vùng Bán đảo Tây Ban Nha; schraubenziege dê rùng ở Pakistan và Himalaya...

Thứ Ba, 10 tháng 2, 2015

Tin Buồn : Nữ tu Marie Paul VŨ THỊ MỸ (SPC) qua đời



TIN BUỒN

Sơ Marie Paul VŨ THỊ MỸ, Rosa
Nữ tu dòng Thánh Phaolô Đà Nẵng
Phục vụ tại Giáo phận Kontum : 37 năm (từ 1960-1997)
Nguyên Bà Nhất Cộng Đoàn Têrêxa, Kontum
Nguyên Hiệu trưởng Trường Trung Tiểu Học Thánh Têrêxa, Kontum (trước 1975)
Dạy học tại Kontum và Pleiku
Đã được Chúa gọi về lúc 02g00 ngày : 09.02.2015, tại nhà Hưu Dưỡng-Biển, Đà Nẵng.
Hưởng thọ 98 tuổi, Tu Dòng 79 năm.
Tẩm liệm : 17g30, ngày 09.02.2015
Di quan : 04g30, ngày 11.02.2015
Thánh lễ An táng lúc 05g00, ngày 11.02.2015.


                                   (Theo Văn Phòng Tỉnh Dòng Đà Nẵng)

______________________

CÁO PHÓ


Nữ tu Marie Paul VŨ THỊ MỸ, Rosa
Sinh ngày 25.07.1917,  tại  Nam Định.
Được nhận vào dòng Chị Em Thánh Phaolô Thành Chartres ngày : 17.01.1934
Lãnh Tu Phục ngày :               19.03.1936
Tuyên khấn lần đầu ngày :     08.09.1941
Tuyên khấn vĩnh viễn ngày :  08.09.1947
Về Nhà Cha ngày :                   09.02.2015
Hưởng thọ 98 tuổi, Tu Dòng 79 năm.

Thứ Bảy, 7 tháng 2, 2015

CÁO PHÓ VÀ ĐÔI DÒNG TIỂU SỬ CỐ LINH MỤC SIMON TRƯƠNG XUÂN THANH




Văn Phòng TGM xin kính báo:

“Chúa  là Nguồn Ánh Sáng và Ơn Cứu Độ của tôi”

  CÁO PHÓ
 Tòa Giám Mục Kontum
xin kính báo:
 Linh mục SIMON TRƯƠNG XUÂN THANH
Sinh năm 1923
Thụ phong linh mục năm 1954
Nguyên là linh mục Giáo Phận Kontum
Hưu dưỡng tại Giáo xứ Chợ Đũi, Giáo Phận Sài Gòn
 đã an nghỉ trong Chúa vào lúc 17giờ00 ngày 05 tháng 02 năm 2015,
tại Giáo xứ Chợ Đũi, Giáo Phận Sài Gòn
Hưởng thọ 92 tuổi.
Thánh Lễ An Táng vào lúc 8giờ00 Thứ Bảy, ngày 07 tháng 02 năm 2015
Tại Nhà Thờ Chợ Đũi, Giáo Phận Sài Gòn
 Xin Cộng Đoàn hiệp ý cầu nguyện cho Linh hồn Cha Cố Simon.
R.I.P.
GPKONTUM (06/02/2015) KONTUM
(Nguồn tin: giaophankontum.com)
______________________________________
ĐÔI DÒNG TIỂU SỬ
LINH MỤC SIMON TRƯƠNG XUÂN THANH
Cha Simon Trương Xuân Thanh sinh năm 1924 (theo Lịch CG Gp Kontum). Nguyên quán : Trà Kiệu, Quảng Nam, thuộc Gp Qui Nhơn (sau tách ra thuộc Gp Đà Nẵng).
Gia nhập Tiểu Chủng viện Thừa sai Kontum năm 1936 (niên khóa 1936-1937), ngài là một trong những chủng sinh thuộc khóa đầu tiên của Chủng viện. Học Probatorium (Trường Thử), sau đó chuyển lên học các lớp của Tiểu  CV. 
Năm 1943-1944, ngài được gởi đi thực tập mục vụ (giúp xứ) tại địa sở Môn Yang (giáo xứ Phú Thọ ngày nay).
Cuộc kháng chiến 9 năm bùng nổ, giáo phận không thể gởi chủng sinh đi học Đại chủng viện nơi khác, nên thầy Trương Xuân Thanh ở lại học tại Chủng viện Kontum, các lớp dành cho đại chủng sinh do Đức Cha Gioan Sion Khâm, Giám mục Gp Kontum  thành lập những năm 1946-1947.
Khi tình hình tạm lắng, thầy Thanh được gởi đi tu học tiếp tại ĐCV Thánh Giuse Sài Gòn.
Ngày 29.03.1952, thầy lãnh 2 chức nhỏ sau cùng tại Sài gòn. 
Và ngày 25.01.1954, thầy lãnh nhận tác vụ linh mục tại Kontum, do Đức Cha Phaolô Seitz Kim truyền chức.
Quá trình phục vụ:
-1954-1959 : Giáo xứ Phú Thọ (hạt Pleiku).
-1960-1966 : Cha sở Lệ Chí (hạt Pleiku).
-1967-1975 : Cha sở Tiên Sơn, kiêm Hà Bầu (hạt Pleiku).
Sau năm 1975, Cha Simon đến cư trú tại Sài gòn (giáo xứ Chợ Đũi, Tồng Gp Sài Gòn) để dưỡng bệnh và sau đó ngài nghỉ hưu tại đây cho đến ngày qua đời.
Vào lúc 17giờ00 ngày 05 tháng 02 năm 2015, Cha Simon đã được Chúa gọi về. Hưởng thọ 92 tuổi.

Vài hình ảnh kỷ niệm:

Chủng sinh Kontum các lớp đầu tiên tại Tiểu CV TS Kontum. Hình chụp năm 1937.
Chú Simon Trương Xuân Thanh: Hàng ngồi thứ hai, vị trí thứ hai bên phải sang.

THƯ MỤC VỤ "NGÀY THẦY CÔ" CỦA ĐGM KONTUM


Thư MV ngày Thầy cô
                            TÒA GIÁM MỤC  KONTUM
                        146 Trần Hưng Đạo – Kontum
                           Số 12/VT/’15/Tgmkt
Kontum, ngày 31 tháng 01 năm 2015
 Kính gửi
Quý Thầy Cô Giáo
trong Gia đình Giáo Phận Kontum.
           Quý Thầy Cô thân mến,
Xin chúc mừng lễ bổn mạng quý Thầy Cô. Xin Thánh Gioan Boscô bầu cử cho quý Thầy Cô luôn sống xứng danh những môn đệ thừa sai của Chúa trong môi trường giáo dục hôm nay. Quý Thầy Cô như những người đã và đang bơi ngược dòng. Nhưng với ơn Chúa quý Thầy Cô có thể vượt thắng. Thánh Gioan Boscô là tấm gương sáng cho quý Thầy Cô noi theo!

Thứ Ba, 3 tháng 2, 2015

ĐẶNG ĐỨC TUẤN MỘT TRÍ THỨC CÔNG GIÁO YÊU NƯỚC TIÊU BIỂU





 
Nhà báo Nguyễn Thanh Quang
Bình Định


          Giữa thế kỷ XIX, Pháp đẩy mạnh kế hoạch xâm chiếm thuộc địa ở Viễn Đông. Ngày 31/8/1858, Pháp nổ súng vào Đà Nẵng, chính thức mở màn cuộc chiến tranh xâm lược Việt nam. Trong lúc, triều đình Huế suy nhược cao độ, những trí thức nhận lấy nhiệm vụ cứu dân, cứu nước. Lịch sử đã ghi nhận những trí thức ấy như tấm gương về lòng yêu nước, trong đó Đặng Đức Tuấn nổi lên là một trong những trí thức dấn thân tiêu biểu nhất.

Chủ Nhật, 1 tháng 2, 2015

Thông cáo của Uỷ ban Phụng tự: Mấy điểm cần ghi chú về việc cử hành Lễ Tro, ăn chay kiêng thịt...




Xin kính chuyểnThông cáo của  Ủy  Ban  Phụng Tự / HĐGMVN về ngày “Thứ Tư Lễ Tro & Xức Tro – Ăn Chay & Kiêng Thịt” năm nay; cũng như nhắn nhủ của Ban mục vụ Truyền thông Giáo Phận Kontum, vì lịch của Giáo phận Kontum in  trước tháng 10 năm 2014, nên cần tham khảo thông cáo này. Theo đó :
+ LỄ TRO & XỨC TRO VÀO THƯ TƯ,  NGÀY 30 THÁNG CHẠP NĂM  GIÁP NGỌ
(nhằm ngày 18/02/2015).
+ ĂN CHAY & KIÊNG THỊT ĐƯỢC DỜI VÀO THỨ  SÁU MỒNG 9 TẾT NĂM ẤT MÙI
(Nhằm ngày 27/02/2015)