Tôi chịu ơn sách vở thật nhiều, nhờ sách vở mà đời sống tôi thành ra súc tích, khác hơn cuộc đời cơm áo............Những cơn bão của đời là để chứng nghiệm sức mạnh của chiếc neo của ta............Hãy cẩn thận lưỡi, vì đó là một chỗ ướt dễ trượt............Tình bạn là một thứ tình cảm êm dịu, đủ sức tô bồi cho đời người được sung sướng và có đạo đức............Kỹ nghệ giải trí ngày nay chú trọng vào ô nhiễm của các dòng sông nhiều hơn là ô nhiễm chính nó đưa vào tư duy của con người............Nếu bạn muốn cảm thấy giàu có, hãy đếm tất cả những gì bạn có mà tiền bạc không mua được............

Thứ Hai, 26 tháng 2, 2018

NHỮNG LẦN “AD LIMINA” ĐÃ QUA VÀ "AD LIMINA" 2018 CỦA CÁC GIÁM MỤC VIỆT NAM


Ad limina, viết tắt của VISITA AD LIMINA SANCTORUM APOSTOLORUM PETRI ET PAULI (VIẾNG MỘ HAI THÁNH TÔNG ĐỒ PHÊRÔ VÀ PHAOLÔ), nói cách khác là đến Rôma. Tại đây, các Giám Mục, mỗi 5 năm phải đến viếng mộ hai thánh Tông đồ, Phêrô và Phaolô, cùng gặp Đức Giáo Hoàng để tường trình về mục vụ tại Giáo phận mình có trách nhiệm, như qui định nơi điều 400 Giáo luật 1983 như sau:
(1) Vào đúng năm phải nạp phúc trình lên Đức Thánh Cha, nếu Tòa Thánh không định cách khác, Giám Mục giáo phận phải về Rôma để viếng mộ các Thánh Tông Đồ Phêrô và Phaolô và yết kiến Đức Thánh Cha.
(2) Giám Mục buộc phải tự mình chu toàn bổn phận nói trên, trừ khi bị ngăn trở hợp lệ, thì có thể nhờ thay thế bởi Giám Mục phó, nếu có, hoặc Giám Mục phụ tá, hay một linh mục xứng đáng thuộc linh mục đoàn của mình hiện đang cư ngụ trong giáo phận…
Kết quả hình ảnh cho QUẢNG TRƯỜNG THÁNH pHERO

I. NHỮNG LẦN AD LIMINA ĐÃ QUA.
Hội đồng Giám mục Việt-Nam đã họp Đại hội từ ngày 24.04 đến 01.05.1980 tại Hà nội. Đây là lần đầu tiên kể từ khi Đức Giáo Hoàng Gioan XXIII ban hành Sắc chỉ ‘Venerabilium Nostrorum’ thiết lập Hàng Giáo Phẩm Việt-Nam ngày 24.11.1960, các Đức Giám mục Việt-Nam (thiếu Đức Cha P.X Nguyễn Văn Thuận) mới có dịp họp chung. 33 Đức Giám mục đã có thư gởi toàn thể Linh mục, Tu sĩ và Giáo dân cả nước ngày 01.05.1980. Trong đó, Hội đồng Giám mục Việt-Nam xác định: "Việc đi viếng mộ các Tông đồ và việc tham dự Thượng Hội đồng Giám mục thế giới tại Rôma nói lên đặc tính của Hội thánh Chúa Kitô là phổ quát và hợp nhất, đồng thời thể hiện tinh thần tập thể và đồng trách nhiệm của các Giám mục đối với Hội thánh toàn cầu".
1. "Ad limina" năm 1980

Chủ Nhật, 25 tháng 2, 2018

30 Giám mục Việt Nam sẽ gặp Đức Thánh Cha Phanxicô dịp Ad Limina 2018




Nguồn: Kênh YouTube Công Giáo

Đức Giám mục Phêrô Nguyễn Văn Khảm trao đổi về ý nghĩa Ad Limina



Các Giám Mục Việt Nam sẽ lên đường viếng mộ hai Thánh Tông đồ Phêrô và Phaolô từ ngày 25/02/2018 đến 09/03/2018.


Video: Ban MVTT Sài Gòn
Nguồn: http://tgpsaigon.net

Thứ Bảy, 24 tháng 2, 2018

Sinh Viên Công Giáo Giáo Phận Kontum Họp Mặt Đầu Năm Mậu Tuất (Năm 2018)



SINH VIÊN CÔNG GIÁO GIÁO PHẬN KONTUM
 HỌP MẶT ĐẦU NĂM MẬU TUẤT – 2018


Mồng 4 Tết Mậu Tuất 2018, khoảng 150 sinh viên và giới trẻ họp mặt tại giáo xứ Tiên Sơn do Cha Tađêô Võ Xuân Sơn đặc trách Sinh viên Công giáo Giáo phận Kontum tổ chức, Đức Cha Alôsiô Nguyễn Hùng Vị ưu ái dâng Thánh lễ, Cha Gioakim Nguyễn Hoàng Sơn trưởng ban Truyền thông và Cha Phêrô A Xoang phó xứ Chánh Tòa cùng đồng tế.

 XIN CLCICK VÀO
 HỌP MẶT ĐẦU NĂM MẬU TUẤT
GPKONTUM (24/02/2018) KONTUM
Nguồn: giaophankontum.com

Thứ Tư, 14 tháng 2, 2018

Hát thánh thi Te Deum dịp Lễ Tạ Ơn cuối năm Âm Lịch


Tại giáo xứ Tân Hương, Kon Tum, suốt từ hơn 40 năm qua có truyền thống hát thánh thi Te Deum vào thánh lễ Tạ Ơn cuối năm Âm Lịch (30 Tết). Năm nào cũng vậy, ngay sau lời nguyện cuối lễ, cả nhà thờ đứng lên và Cha sở cất câu xướng: "Lòng hân hoan ca tạ ơn Thiên Chúa nhân từ". Ca đoàn lập lại câu xướng và hát toàn bài hợp xướng bốn bè. Đó là bài HOAN CA lấy ý thánh thi Te Deum, được cố linh mục nhạc sĩ Hoàng Diệp (CSsR) soạn nhạc, đặt lời Việt: J. Bình. Nhạc theo lối bình ca rất trang trọng sốt mến, đã đi vào lòng nhiều thế hệ giáo dân Tân Hương. Mỗi dịp lễ Giao Thừa (30 Tết), khi nghe cất lên giai điệu bài HOAN CA, mọi người đều thấy tâm hồn trào dâng cảm xúc, cảm nghiệm được bầu khí ấm cúng, tình gia đình, cộng đoàn...trước thời khắc chuyển giao Năm Cũ - Năm Mới.
Chuẩn bị đón Năm mới Mậu Tuất này cũng vậy, sẽ hát thánh thi Te Deum vào cuối thánh lễ Tạ Ơn - Giao Thừa vào lúc 19g00 30 Tết (tức ngày 15.02.2018).



Nhà Thờ Tân Hương Tết  2017

_______________________________


Nhân đây xin cùng tìm hiểu về Kinh Te Deum:

Khi nào hát thánh thi TE DEUM?






"(TE DEUM) Lạy Thiên Chúa, chúng con xin ca ngợi hát mừng, tuyên xưng Ngài là Ðức Chúa”.

Trong giờ kinh Chiều ngày 31-12-2011, ĐTC Biển Đức XVI đã nói: “Giáo Hội gợi ý rằng chúng ta không nên kết thúc năm cũ mà không bày tỏ lời cám tạ Chúa, vì những ơn lành của Ngài cho chúng ta”.
Và buổi đọc kinh Chiều này kết thúc với thánh thi Te Deum (Lạy Thiên Chúa).
Bài thánh thi cổ được một chuyên viên phụng vụ của hãng tin Zenit giải thích trong một bài viết năm 2010. Chúng tôi xin đăng lại lời giải thích này, kèm theo bản dịch tiếng Anh và tiếng Việt.



* * *
Giải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô, giáo sư phụng vụ tại đại học Regina Apostolorum (Nữ vương các thánh Tông đồ), Roma.

Hỏi: Tôi đã đọc và rất quan tâm bài viết của cha về thánh thi Adoro Te Devote. Tôi tự hỏi liệu cha có thể giúp giải thích kiểu như thế về thánh thi Te Deum không. Tôi xem thánh thi này là một thánh ca đẹp và muốn biết thêm về lịch sử và việc sử dụng thánh thi này. Xin cha giúp, cám on cha. - B.D., Columbia,Indiana (Mỹ).

Chủ Nhật, 11 tháng 2, 2018

Ăn Chay hay Ăn Tết


Mùa Xuân Mậu Tuất đang về trên quê hương Việt Nam,mọi người nô nức mua sắm cho những ngày Tết, đường phố đông nghẹt kẹt xe ở những nơi có họp chợ.Trong quan niệm của người Việt,ngày tết trong nhà mọi thứ phải đầy đủ, vuông tròn, hoàn chỉnh,không được thiếu hụt,không được làm đổ bể chén dĩa,không được lớn tiếng tranh cãi.Như thế,người ta ước mong sang năm mới moi sự may mắn hạnh phúc sẽ đến với mình và gia đình.
Ăn Chay hay Ăn Tết
Ăn Chay hay Ăn Tết
Mùa xuân về nơi nhà xứ có vẻ buồn hơn ở nơi các gia đình,vì những ngày tết các cha về thăm gia đình.Các ngài cũng có cha mẹ,những người thân thương ruột thịt của mình,nên ngày tết các ngài cũng về đoàn tụ bên gia đình.Trong nhà xứ,các hội đoàn,quý chức HĐMVGX,những cá nhân tập thể chúc tuổi cha sở sau giờ lễ mà thôi.
Năm nay,trong không khí rộn ràng tấp nập của những ngày cận tết.Người ta nói rằng những ngày trước Tết không khí còn vui hơn trong Tết.Ngày 29 Tết, Hội Thánh Công Giáo bước vào Mùa Chay, 40 ngày tập luyện thiêng liêng,ăn chay hãm mình,tiết chế bản thân,từ bỏ những tham lam,cùng với Chúa Giêsu bắt đầu cuộc chiến chống ma quỷ và xác thịt.
Có điều gì không ổn chăng,trong những ngày Tết người ta vui chơi hết mình thì người Công Giáo lại thực hành chay tịnh.Nói như nhiều bạn trẻ ngày nay: “Phải chăng Giáo hội kiềm hãm sự sung sướng của người ta,hay Giáo hội như là những ông kẹ lúc nào cũng canh chừng bắt lỗi hù dọa người ta,sao cho người ta sợ mà tránh xa dịp tội.
Anh bạn của mình nêu thắc mắc : Tại sao năm nào cứ ngày tết của dân tộc, Giáo hội lại bước vào Mùa Chay,tại sao Giáo hội không sửa lại lịch Công Giáo cho phù hợp vớt Tết Việt Nam.Giáo hội bên Tây phương ăn Tết dương lịch rồi,khi đến Tết nước ta ăn tết thì lại vào Mùa Chay.Đúng thôi.Kitô giáo ảnh hưởng của văn hóa Tây Phương cho nên những lễ hội của Hội Thánh cũng là ngày nghỉ tết dương lịch”.

Ngày Thứ Tư Lễ Tro năm nay rơi vào ngày 14 tháng 2, là Ngày Valentine, hay còn gọi là Lễ tình nhân


Hai ngày lễ này đều có truyền thống Kitô Giáo sâu xa, nhưng bầu khí cử hành hoàn toàn khác biệt. Ngày Lễ Tình Nhân, được đặt theo tên của Thánh Valentine, một vị tử đạo ở thế kỷ thứ ba, liên quan đến sự lãng mạn với thiệp, kẹo, hoa và các bữa ăn tối ngon miệng. Trong khi đó, ngày Thứ Tư Lễ Tro có giai điệu trầm buồn hơn khi bắt đầu 40 ngày Mùa Chay trong sám hối, và cầu nguyện.
Ngày Thứ Tư Lễ Tro năm nay rơi vào ngày 14 tháng 2, là Ngày Valentine, hay còn gọi là lễ tình nhân
Ngày Thứ Tư Lễ Tro năm nay rơi vào ngày 14 tháng 2, là Ngày Valentine, 
hay còn gọi là lễ tình nhân
Ngày thứ Tư Lễ Tro, cùng với Thứ Sáu Tuần Thánh, là những ngày bắt buộc giữ chay và kiêng thịt, nghĩa là không ăn thịt và chỉ ăn một bữa chính thức và hai bữa ăn nhỏ. Nói cách khác, không phải là một ngày để tiêu thụ kẹo, bánh sô cô la hay một bữa tối với những món thịt nướng ưa thích.
Nhiều người tự hỏi liệu các giám mục Công Giáo có thể chuẩn chước cho việc giữ chay và kiêng thịt trong ngày thứ Tư Lễ Tro này và dời vào một ngày khác, như đôi khi các ngài vẫn chuẩn chước cho việc kiêng thịt khi lễ Thánh Patrick rơi vào một ngày Thứ Sáu nào đó trong Mùa Chay.

THỂ LỆ CUỘC THI: Hoa Núi Rừng IV 2018


GIÁO PHẬN KONTUM
BAN MỤC VỤ VĂN HÓA


THỂ LỆ CUỘC THI: Hoa Núi Rừng IV 2018
                                                   Chủ đề: GIA ĐÌNH TRONG TÌNH CHÚA
I. Mục đích, ý nghĩa:
  • Nhằm đề cao phẩm giá của đời sống Gia Đình, giúp mọi người nhận ra ơn Chúa trong đời sống gia đình qua mọi biến cố đời thường. Từ đó, mỗi thành viên phải có ý thức xây dựng gia đình trở nên chứng nhân cho Tình yêu Thiên Chúa.
  • Nhằm khơi dậy ý thức trân trọng, yêu mến và biết ơn đối với Tiếng Việt, đồng thời gìn giữ, phát huy vẻ đẹp trong sáng và phong phú của Tiếng Việt trong giai đoạn hiện nay.
II. Thể Lệ Cuộc Thi:
  1. Đối tượng:
Cuộc thi dành cho các thí sinh từ độ tuổi 12 đến 35 (tính theo sổ rửa tội) thuộc mọi sắc tộc trong giáo phận Kontum.
  1. Hình thức:
  • Văn xuôi: truyện ngắn, tùy bút, tản văn.
  • Thơ, bao gồm các thể loại:
  • Thơ Đường luật: Thất ngôn bát cú, Thất ngôn tứ tuyệt.
  • Thơ lục bát, song thất lục bát.
  • Thơ tự do (không quá 24 dòng)
  1. Nội dung yêu cầu:
  • Viết về kỷ niệm vui hoặc buồn, có thật, về đời sống gia đình.
  • Viết lên cảm nhận hoặc ước mơ về một gia đình công giáo hạnh phúc, một biến cố, cách ứng xử của gia đình trong đời thường mà qua đó, mọi người nhận ra tình yêu Chúa luôn hiện hữu trong gia đình.
  1. Điều kiện dự thi:
  • Văn xuôi: tối thiểu một bài
         a. Truyện ngắn: độ dài không quá 2.000 chữ
         b. Tùy bút, tản văn: độ dài không quá 1.200 chữ
  • Thơ: tối thiểu 2 bài. Các thể loại thơ Lục bát, song thất lục bát, thơ tự do không được dài quá 24 dòng.
  • Bài dự thi phải tự mình sáng tác, không được sao chép, sưu tầm hay nhờ người khác làm giúp. Phải là sáng tác mới, chưa từng đăng báo và chưa gửi bài dự thi ở bất cứ nơi nào.
  • Bài dự thi gửi qua điện thư email, sau khi được đánh máy, sửa lỗi chính tả và được định dạng file Word (.doc), Font: Times New Roman, theo quy cách mẫu dự thi của Ban Tổ Chức quy định.
  • Nếu phát hiện bài dự thi nào được sao chép, người khác làm thay, ban tổ chức sẽ loại ngay bài dự thi ấy và đình chỉ dự thi vào năm kế tiếp.
III. Cơ cấu giải thưởng
  1. Các thể loại:
  2. Văn xuôi:
    • Một giải nhất: 200.000VND (một triệu hai trăm nghìn đồng)
    • Hai giải nhì: mỗi giải 800.000 VND (tám trăm nghìn đồng)
    • Ba giải ba: mỗi giải 600.000VND (sáu trăm nghìn đồng)
    • Các giải triển vọng: mỗi giải 300.000VND (ba trăm nghìn đồng)
  3. Thơ:
    • Một giải nhất: 800.000VND (tám trăm nghìn đồng)
    • Hai giải nhì: mỗi giải 600.000VND (sáu trăm nghìn đồng)
    • Ba giải ba: mỗi giải 400.000VND (bốn trăm nghìn đồng)
    • Các giải triển vọng: mỗi giải 200.000VND (hai trăm nghìn đồng)
  4. Giải Đồng Đội: dành cho đơn vị nào có số lượng thí sinh dự thi nhiều nhất theo thứ tự:
  • Giải nhất: 1.000.000 VND (một triệu đồng)
  • Giải nhì: 800.000 VND (tám trăm nghìn đồng)
  • Giải ba: 500.000 VND (năm trăm nghìn đồng)
   Ngoài ra, tất cả các thí sinh tham dự Cuộc Thi HOA NÚI RỪNG IV đều sẽ được trao tặng một món quà lưu niệm của ban tổ chức. 
VI. Thời hạn Cuộc Thi:
  • Thời gian phát động: từ ngày 11/02/2018
  • Thời gian nhận bài: Hạn chót đến 24h 00’ ngày 30/06/2018
  • Thời gian dự kiến tổng kết và Trao giải thưởng: vào ngày 10/08/2018
V. Thông Tin Liên Lạc: Bài tham gia dự thi xin gửi về địa chỉ:
            – Email: vantholangho@gmail.com
            – Mọi thắc mắc cần giải đáp xin liên hệ:
                      Lm. Gioakim Lương Đông Vỹ. ĐT: 0905400352.
          Hoặc Lm. Gioakim Đỗ Sỹ Hùng. ĐT: 0915659545.
    Phú Túc, ngày 03 tháng 02 năm 2018
                                   Tm/ Ban Mục Vụ Văn Hóa                                      
    Lm. Gioakim Lương Đông Vỹ
    Trưởng Ban MVVH

Nguồn: www.giaophankontum.com

+Các thí sinh có thể download Mẫu giấy làm bài dự thi theo link dưới đây:


+Mời đọc thêm: Thư Ngỏ Hoa Núi Rừng IV

THÁNH LỄ TẠ ƠN CHÚA DỊP TẤT NIÊN 9/2/2018 TẠI TÒA GIÁM MỤC KON TUM


NGUỒN: Cuong Mai Tu
GPKONTUM (10/02/2018) KONTUM

Thứ Sáu, 9 tháng 2, 2018

KHÔNG KHÍ ĐÓN TẾT MẬU TUẤT 2018 TP. KON TUM


Chân thành cám ơn các tác giả Ảnh:
Dinh Dung, Kon Tum Trong Tôi, Tấn Việt, Tuan Huy Nguyen.

ĐÊM CHỢ HOA XUÂN KON TUM TẾT MẬU TUẤT 2018
Ảnh: Dinh Dung













Thứ Tư, 7 tháng 2, 2018

Thư Mùa Chay của Đức Giám Mục Kon Tum



  Số  17/VT/’18/Tgmkt

                               THƯ MÙA CHAY
Kontum, ngày 31 tháng 01 năm 2018
Kính gửi :  Quý Cha, quý Tu Sĩ nam nữ, quý Chủng Sinh
                     và toàn thể anh chị em trong gia đình Giáo Phận.
Anh chị em thân mến,
Chúng ta lại sắp bước vào Mùa Chay. Mùa Chay là mùa sám hối để chuẩn bị cho những ngày Đại Lễ Vượt Qua, tưởng niệm cuộc khổ nạn và phục sinh của Chúa.
1) Những việc làm truyền thống trong Mùa Chay
Xin nhắc lại cho anh chị em những việc làm truyền thống trong Mùa Chay là ăn chaycầu nguyện và bố thí, mà hằng năm chúng ta được nhắc nhở qua bài Tin Mừng trong ngày thứ tư Lễ Tro.
Ăn chay theo luật thì chỉ có hai ngày Thứ Tư Lễ Tro và Thứ Sáu Tuần Thánh; trong hai ngày đó, đối với những người từ 18 đến 60 tuổi, trừ bữa ăn trưa, hai bữa ăn sáng và tối thì tự nguyện ăn ít lại, và trong suốt ngày tuyệt đối không ăn vặt; cũng không dùng các đồ uống nào khác ngoài nước lã. Ngoài ra, những ai trên 14 tuổi phải kiêng thịt. Theo tinh thần của Mùa Chay, ăn chay không phải chỉ là nhịn bớt và kiêng khem về chuyện ăn uống, nhưng cốt là biết hy sinh, hãm mình, sống tinh thần từ bỏ những gì không tốt hay không cần thiết, và hy sinh làm điều thiện hay cố gắng thực thi đức công bằng.
Cầu nguyện trong Mùa Chay thì phải siêng năng hơn và sốt sắng hơn. Trong ngày, cố gắng nhớ đến Chúa và dâng cho Chúa mọi việc mình muốn thực hiện. Cụ thể là phải biết sắp xếp để có thể đọc kinh chung trong gia đình ít là vào buổi tối. Nhất là đi tham dự Thánh Lễ, vì Thánh Lễ là cao điểm của việc cầu nguyện. Không có lời cầu nguyện nào tốt đẹp cho bằng Thánh Lễ.
Còn việc bố thí không phải là ban phát ít tiền lẻ cho người ăn xin, nhưng là biết chia sẻ cho người khác, theo khả năng của mình, những nhu cầu về vật chất cũng như tinh thần. Những lời động viên, những lời an ủi, những giúp đỡ kịp thời trong những hoàn cảnh éo le ngoài ý muốn, là những món quà quý giá thể hiện lòng bác ái Kitô giáo.
2) Những việc làm cụ thể
* Cũng giống như năm ngoái, tôi đề nghị chúng ta hưởng ứng Chiến Dịch Mùa Chay là mỗi gia đình, trong Mùa Chay, hy sinh chút ít trong chi tiêu hằng ngày, hoặc quà bánh, hoặc thú vui như ly cà phê, điếu thuốc, lon bia, v.v. Cả gia đình động viên nhau đóng góp gây quỹ Bác Ái cho Caritas giáo xứ. Giáo xứ giữ lại 70% và giúp cho Caritas giáo phận 30%. Quỹ này nhằm giúp cứu trợ những trường hợp ngặt nghèo trong giáo xứ. Nhà Thờ hay Nhà Nguyện nên có thùng “Hy sinh Mùa Chay” và các gia đình bỏ tiền hy sinh vào đó. Chiến dịch kết thúc vào Chúa nhật thứ 5 Mùa Chay.
* Năm nay tiếp tục là Năm Gia Đình với điểm nhấn “Đồng Hành Với Các Gia Đình Trẻ”. Các giáo xứ liệu tổ chức thế nào để các gia đình trẻ có cơ hội gặp nhau, được học hỏi và chia sẻ cho nhau kinh nghiệm giúp vượt qua những khó khăn, những cạm bẫy đe dọa cuộc sống lứa đôi. Các đôi vợ chồng trẻ cố gắng vun đắp tình yêu, sống chung thủy với nhau, biết tha thứ cho nhau và hết sức bảo vệ thai nhi, cho dù còn trong tình trạng trứng nước. Có thể có những trục trặc trong đời sống chung, trong những trường hợp cực đoan không còn cách nào cứu vãn được, Giáo Hội chỉ cho phép ly thân chứ không bao giờ cho phép ly dị, vì tính cách vĩnh viễn của hôn nhân.
Các phụ huynh và bà con phải nâng đỡ hôn nhân chứ không bao giờ được phá đổ hôn nhân của con cháu. Các phụ huynh mắc tội trọng công khai khi xúi dục con cái ly dị và đứng ra tổ chức hôn nhân không có phép đạo, kể cả những người đồng lõa, hưởng ứng khi đến chúc mừng hoặc đi ăn đám cưới đó. Họ mắc tội trọng vì cố tình đẩy con cháu vào tình trạng lỗi phạm điều răn thứ sáu cách công khai. Dĩ nhiên những người mắc tội trọng công khai sẽ không đủ điều kiện để được rước lễ và xưng tội, cho đến khi nhìn nhận sự sai trái của mình với cha xứ và cộng đoàn vì gương xấu công khai mình đã gây ra. Trong trường hợp phụ huynh đã khuyên bảo và ngăn can hết cách mà con cái không nghe, thì con cái phải hoàn toàn chịu trách nhiệm trước mặt Chúa, còn phụ huynh thì không có lỗi gì.
Theo lời dạy của Đức Thánh Cha Phanxicô, các Cha xứ phải có lòng thương xót, quan tâm đến những gia đình rối, không loại trừ họ khỏi cộng đoàn giáo xứ, nâng đỡ con cái của họ và một khi điều kiện cho phép thì hợp thức hóa hôn nhân cho họ.
3) Chúc mừng Năm Mới
Kính thưa anh chị em, Mùa Chay đến vào những ngày giáp Tết cổ truyền. Thứ Tư lễ Tro rơi vào ngày 29 Tết. Chúng ta giữ chay và kiêng thịt trong ngày đó như luật dạy. Và ngày Mùng Ba Tết nhằm vào ngày Chúa Nhật I Mùa Chay. Vì thế chúng ta phải cử hành lễ Chúa Nhật I Mùa Chay, và trong lời nguyện giáo dân, có thể cầu cho việc thánh hóa công ăn việc làm.
Trước thềm Năm Mới, tôi xin thay lời cho Đức Cha Phêrô và Đức Cha Micae kính chúc toàn thể gia đình giáo phận Một Năm Mới dồi dào sức khỏe, tràn ngập niềm vui và sự bình an của Thiên Chúa. Nguyện xin Đức Mẹ Măng Đen chuyển cầu cho tất cả chúng ta.
              Hiệp thông trong Đức Kitô.
                 
         +Aloisiô Nguyễn Hùng Vị
Giám Mục Giáo Phận Kon Tum

Sứ điệp Mùa Chay 2018 của Đức Thánh Cha Phanxicô



Sứ điệp Mùa Chay 2018 của Đức Thánh Cha Phanxicô
Lúc 11h sáng thứ Ba 6 tháng 2, Đức Hồng Y Peter Turkson, Tổng trưởng Bộ Phát triển nhân bản toàn diện, đã công bố sứ điệp Mùa Chay 2018 của Đức Thánh Cha Phanxicô. Sứ điệp được Đức Thánh Cha ký vào ngày lễ Các Thánh Nam Nữ 1 tháng 11 năm ngoái. Tuy nhiên, đến ngày 6 tháng 2 năm nay mới được chính thức công bố.
Sứ điệp Mùa Chay năm nay có chủ đề là một câu trích từ Tin Mừng theo thánh Mathêu: “Vì sự ác lan tràn, nên lòng mến của nhiều người sẽ ra nguội lạnh” (Mt 24,12).
Chúa Giêsu nói điều này khi trả lời các câu hỏi của các môn đệ. Ngài cảnh báo rằng đứng trước những thử thách đau thương, các tiên tri giả sẽ dẫn dắt nhiều người lầm đường lạc lối; và lòng mến, là cốt lõi của Tin Mừng, sẽ trở nên giá băng trong tâm hồn của nhiều người.
Dưới đây là bản dịch Việt Ngữ toàn văn Sứ điệp Mùa Chay 2018 của Đức Thánh Cha Phanxicô
“Vì sự ác lan tràn, nên lòng mến của nhiều người sẽ ra nguội lạnh.” (Mt 24:12)


Anh chị em thân mến,
Một lần nữa, lễ Vượt Qua của Chúa đang đến gần! Trong hành trình chuẩn bị cho Lễ Phục Sinh, Thiên Chúa, với sự quan phòng của Ngài, ban cho chúng ta mỗi năm một mùa Mùa Chay như một “dấu chỉ bí tích sự hoán cải của chúng ta”. [1] Mùa Chay thôi thúc chúng ta, và cho chúng ta cơ hội trở về với Chúa hết lòng và trong mọi khía cạnh của cuộc đời chúng ta.
Với sứ điệp này, năm nay tôi muốn một lần nữa giúp toàn thể Giáo Hội trải nghiệm thời gian ân sủng này một cách mới mẻ, với niềm vui và trong chân lý. Tôi sẽ lấy ý từ những lời của Chúa Giêsu trong Phúc Âm Matthêu: “Vì sự ác lan tràn, nên lòng mến của nhiều người sẽ ra nguội lạnh” Mt (24:12).
Những lời này xuất hiện trong lời giảng của Đức Kitô về ngày thế mạt. Ngài đã nói những lời này tại Giêrusalem, trên Núi Ô-liu, nơi cuộc thương khó của Chúa sẽ bắt đầu. Đáp lại câu hỏi của các môn đệ, Chúa Giêsu đã tiên báo một đại nạn và mô tả về một tình huống trong đó cộng đồng các tín hữu có thể thấy rõ: đó là đứng trước những thử thách đau thương, các tiên tri giả sẽ dẫn dắt nhiều người lầm đường lạc lối; và lòng mến, là cốt lõi của Tin Mừng, trở nên giá băng trong tâm hồn của nhiều người.